Chợ nông thôn và nỗi lo vệ sinh an toàn thực phẩm
Chợ nông thôn là nơi buôn bán, giao lưu, trao đổi hàng hóa của người dân,có vai trò quan trọng,góp phần vào sự phát triển KT - XH của địa phương. Tuy nhiên hiện nay, vấn đề mất vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn đang là mối lo ngại ở nhiều chợ nông thôn.
Tại các chợ nông thôn, chủ yếu là những người buôn bán thực phẩm tươi sống như: rau xanh, thịt gia súc, gia cầm, thủy, hải sản. Họ hầu hết đều không quan tâm tới và có khi còn không biết tới Luật ATVSTP.
Có mặt tại khu chợ Kiểu (huyện Yên Định, Thanh Hóa), khu chợ chỉ họp vào buổi sáng các ngày. Tuy nhiên, vì có thời gian hoạt động từ rất lâu, thu hút đông đảo bà con từ các xã lân cận đến giao lưu, buôn bán nên số lượng người bán và mua rất đông với đủ loại hàng hóa thực phẩm. Tại khu bán thịt lợn, nhiều quầy thịt được bày trên các bàn đá đã cáu đen vì bụi bẩn và mỡ bám lâu ngày, người bán hàng thì ngồi xổm trên những bàn đá. Thịt được bày trên những tấm catton lâu ngày, thậm chí còn không có vật lót.
Thịt lợn được bày bán trên những tấm catton đã cáu bẩn
Cũng như thịt lợn, các thực phẩm tươi sống khác như: tôm, cá, gia cầm…đều được bày bán trong những điều kiện nhếch nhác, bẩn thỉu. Để tiện cho người tiêu dùng, cũng như tâm lý "ngại" làm khi mua những thực phẩm tươi sống thì những người bán hàng đều nhận sơ chế thực phẩm luôn tại chợ. Đây cũng chính là nguyên nhân gây nhiễm bẩn cho thực phẩm, ô nhiễm môi trường khu vực chợ, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Người bán nhận sơ chế thực phẩm do tâm lý "ngại" làm của người tiêu dùng
Thời gian qua, tại các tỉnh, địa phương, hệ thống chợ nông thôn được các cấp, ngành quan tâm, đầu tư xây dựng mới, tu sửa và nâng cấp các cơ sở vật chất. Tuy nhiên, tại một số chợ, hạ tầng điểm chợ đang ngày càng xuống cấp, các gian hàng chỉ được xây dựng tạm bợ, sập xệ bằng bạt rách, bờ lô cũ kỹ, tình trạng ứ đọng nước không có lối thoát, người bán hàng thì xả rác ngay chỗ mình bán hàng...Phần lớn tại các chợ nông thôn, hàng hóa được bày bán đều thiếu quy củ và rất lộn xộn, rác thải thì vứt bừa bãi, ứ đọng gây mất vệ sinh.
Tình trạng ứ đọng nước không có lối thoát
Người tiêu dùng cũng như người bán hàng ở nông thôn ít có điều kiện hiểu biết về vệ sinh an toàn thực phẩm, có khi không biết về quy định an toàn thực phẩm. Chỉ khi nào xảy ra những vụ ngộ độc nguy hiểm, đe dọa tính mạng con người thì vấn đềvệ sinh an toàn thực phẩm mới được để ý tới. Chính vì lẽ đó, đã ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người tiêu dùng và làm cho tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ nông thôn đặt trong trạng thái báo động.
Để khắc phục tình trạng mất an toànvệ sinh thực phẩm tại các khu chợ nông thôn, nài tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, có chế tài xử lý thường xuyên thì mỗi người dân hãy tự nâng cao ý thức khi đến chợ đóng một vai trò hết sức quan trọng, bởi người dân là người trực tiếp gây ảnh hưởng và trực tiếp gánh chịu.
Khánh Linh DPTK34A2
Cùng chuyên mục
Bình luận