Chùa Đậu và câu chuyện về xá lợi toàn thân của hai vị thiền sư

(Sóng trẻ) - Chùa Đậu là một ngôi chùa cổ nổi tiếng trên địa bàn Hà Nội. Chùa là nơi lưu giữ hai pho tượng quý là nhục thân của hai vị thiền sư từng tu tập tại đây.


Chùa Đậu, tên chữ Thành Đạo tự, tọa lạc tại thôn Gia Phúc, Xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Chùa thờ nữ thần Pháp Vũ hay còn được gọi là Bà Đậu nên chùa có tên là Chùa Đậu. Vũ là nữ thần mưa cùng với Pháp Vân, Pháp Lôi, Pháp Điện hình thành hệ thống Phật giáo Tứ pháp riêng có của Việt Nam.

79f5ccc5b_imag0684.jpg
Gác chuông chùa Đậu

Chùa Đậu là một di tích lịch sử văn hóa chứa nhiều di sản có giá trị về mặt văn hóa, lịch sử và tâm linh. Chùa cổ có kiến trúc theo kiểu “nội công nại quốc” bao gồm: tiền đường, chính điện thờ Phật, hậu cung thờ Pháp Vũ và hai dãy hành lang La hán chạy song song hai bên.

79f5ccc5b_imag0688.jpg
Khuôn viên chùa nhiều cây xanh

Chùa có tượng của hai vị thiền sư là Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường. Hai vị đã tu ở chùa này vào thế kỉ XVII. Trong dân gian vẫn còn lưu câu chuyện hai vị đã tọa thiền trong am 100 ngày, chỉ uống nước, không ăn. Hai vị dặn đệ tử là là nếu sau 100 ngày mở cửa am mà thấy thân xác còn nguyên thì bó sơn ta rồi quăng dầu tạo tượng và thờ; còn nếu xác hôi thôi thì lấp am lại. Khi đệ tử mở cửa ra thì thấy xác còn nguyên trong tư thế kiết già.

79f5ccc5b_11169044_671238486314916_1354675165_n.jpg
Cột gỗ trạm rồng

Xá lợi tức là đốt không cháy, ngâm vào nước không tan và không chịu sự chi phối của thời gian. Như vậy thì nhục thân của hai vị thiền sư được xem là xá lợi toàn thân. Trên thế giới có nhiều hình như mai tang, hình thức của hai vị thiền sư được gọi là "tượng táng". Hình thức tượng tang cho đến nay vẫn chứa nhiều bí ẩn tâm linh không dễ lý giải.

c8527bcd9_11185678_671238429648255_1281968600_n.jpg
Xá lợi toàn thân thiền sư Vũ Khắc Minh


79f5ccc5b_11164205_671238439648254_817736174_n.jpg
Xá lợi toàn thân thiền sư Vũ Khắc Minh

79f5ccc5b_11178640_671238412981590_1981564807_n.jpg
Gạch trạm rồng

Tượng hai vị thiền sư đã được tu bổ nhiều lần, lần lớn nhất và gần nhất do PGS.TS Nguyễn Lân Cường chỉ đạo. Sau khi tu bổ, hai pho tượng tiếp tục được đặt tại chùa. Hiện nay hai pho tượng quý được đặt ở nhà Tổ, phía sau chính điện thờ Phật.

Chùa Đậu có khuôn viên rộng với nhiều cây xanh, bên cạnh những gian chùa cổ cũng có nhiều điện, lầu mới được xây dựng theo phong cách hiện đại. Chùa hiện nay tu theo Tịnh Độ Tông. 

Bài và ảnh: Q. Đức
BMDT K32

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN