Chuyện một người chiến sĩ: Nghệ sĩ ưu tú Trần Tựa
(Sóng trẻ) - Tôi muốn viết về những người lính thời bình “đa tài”, không chiến đấu trên các mặt trận như thời chiến mà vẫn hi sinh thầm lặng cho cuộc sống ấm no của nhân dân, xây dựng Tổ Quốc giàu đẹp như truyền thống vẻ vang “vì dân” của Quân đội Việt Nam anh hùng.
Bỏ qua đam mê theo đuổi con đường binh nghiệp
Một buổi chiều cuối tháng 4, tại căn hộ khang trang và đầy đủ tiện nghi nằm trong tòa nhà chung cư An Bình ở Thành phố Hà Nội (cơ ngơi có được từ nỗ lực gây dựng của vợ chồng Trung tá Trần Tựa), tôi bị thu hút bởi những bức tranh sơn dầu, những bài hát tự phổ nhạc được ép trong khung kính, hay đơn giản là dán chằng chịt ở một góc tường mà tác giả của nó chính là chủ nhà- người chiến sĩ Trần Tựa. Chính ông chia sẻ đó là những kỷ niệm không thể quên được trong sự nghiệp sáng tác âm nhạc của mình. Câu chuyện cũng bắt đầu từ câu nói giản dị của ông: “Tất cả là do mình cố gắng thôi".
Nghệ sĩ ưu tú Trần Tựa trong trang phục quân đội nhân dân Việt Nam (ảnh do nhân vật cung cấp)
Sinh ra và lớn lên trên vùng đất Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh - quê hương của những làn điệu dân ca quan họ mượt mà, tình tứ, nghệ sĩ Trần Tựa được thừa hưởng trọn vẹn cái tinh tế, tài hoa của con người Kinh Bắc. 38 năm miệt mài với âm nhạc hiện nay nghệ sĩ đang là diễn viên hát là cán bộ Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội và đảm nhiệm vai trò Giám đốc Nhà hát Quân đội phía Bắc, mang quân hàm Trung tá.
Những ngày mùa xuân năm 1985 khi vừa mới tốt nghiệp trường trung cấp âm nhạc Hà Bắc và ra ôn thi vào nhạc viện Hà Nội thì khi trở về địa phương cũng đúng lúc chú đã nhận được cả giấy gọi nhập ngũ và giấy báo trúng tuyển vào Nhạc Viện Hà Nội thì ông đã tạm gác lại đam mê làm ca sĩ của mình để lên đường nhập ngũ, theo con đường binh nghiệp. Lúc ấy, ông chỉ nghĩ: “mình là thanh niên mà lúc đó tình hình biên giới đang diễn ra vô cùng căng thẳng, phức tạp thì mình cũng phải có trách nhiệm với việc đó. Và ông quyết định lên đường nhập ngũ. Đấy là kỉ niệm mà cả đời ông không bao giờ quên được".
Trong sự nghiệp ca hát ông để lại dấu ấn riêng đậm nét trong các ca khúc hào hùng như: Hà Nội linh thiêng hào hoa (Lê Mây), Sông Lô chiều cuối năm (Minh Quang) cũng như các nhạc phẩm có giai điệu bay bổng, trữ tình như: Trên dòng sông Lai Hạ (Nguyễn Đình San), Thơ tình của núi (An Thuyên), Phiên chợ ngày xuân, Phú nước non (Nguyễn Tiến), …
Lấy tinh thần lạc quan để vượt qua khó khăn, thử thách
Không chỉ có giọng hát đẹp, nhạc sĩ Trần Tựa còn được biết đến như một người nhạc sĩ tài năng. Những sáng tác của ông luôn mang đậm dấu ấn, đầy ắp tình yêu thương đối với quê nhà Bắc Ninh hay những sáng tác về đề tài chiến tranh, về hình ảnh những người lính, người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam.
Với 38 trên con đường ca hát, cùng một lúc đảm nhận nhiều vị trí, vai trò quan trọng trong Nhà hát Quân đội người chiến sĩ Trần Tựa đã phải trải qua bao nhiêu khó khăn, vất vả trong cuộc sống.
Ông chia sẻ: “Khi đang làm ca sĩ một nghệ sĩ ưu tú, đang thực hiện biểu diễn ở trên sân khấu, đi khắp mọi miền quê hương đất nước, đi tận khắp các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Mỗi cung bậc như vậy, mỗi chuyến hành quân như vậy, mỗi đêm diễn như vậy nó đều có những cảm xúc đặc biệt và có những kỉ niệm đặc biệt. Đấy chính là cái nuôi dưỡng tâm hồn và cũng là cái nguồn động lực rất quan trọng để ông duy trì và vượt qua những cái khó khăn, gian khổ. Rồi bên cạnh đó làm công tác quản lí của một nhà hát quân đội nơi tổ chức biểu diễn, đặc biệt cái nơi rất nhạy cảm đón các nguyên thủ quốc gia, các khách quốc tế và các đoàn nghệ thuật nước nài thì nó cũng có cái phức tạp, cái khó khăn. Nhưng do bản thân có tính khoa học, tính tổ chức, tính kĩ lưỡng trong công tác chỉ đạo, phân công, kiểm tra, giám sát công việc. Đấy là sự chuyên môn trong công việc, nó là bản lĩnh để bản thân ông khắc phục những cái khó khăn trên con đường sự nghiệp".
Lạc quan không chỉ trong công việc mà tinh thần ấy luôn luôn được nghệ sĩ giữ vững trong cuộc sống (ảnh do nhân vật cung cấp)
Cuộc đời của người nghệ sĩ khi mỗi lần lên sân khấu đều phải chắt chiu cảm xúc của mình và phải nuôi dưỡng nó để nó không bị chai lì. Có những lần, phải đi diễn suốt tận 3 tháng dọc dài từ miền Trung vào Nam Bộ rồi qua Tây Nguyên nếu đêm nào cũng biểu diễn những bài hát giống nhau thì sẽ rất dễ bị nhàm, bị chai lì cảm xúc. Do vậy, nghệ sĩ Trần Tựa luôn biết cách để nuôi dưỡng cảm xúc, lúc nào ông cũng trong sáng, hồn nhiên, lúc nào cũng vô tư và cháy hết mình. Chính vì như vậy, nó luôn mang lại thành quả tốt đẹp cho ông, giúp ông luôn được khán giả, bộ đội và nhân dân yêu mến.
Những thành công trên con đường nghệ thuật và chuyến đi đáng nhớ nhất
Với sự nỗ lực rèn luyện lên trên quy luật nghiệt ngã của sáng tạo nghệ thuật, thành công đến với nghệ sĩ Trần Tựa như một tất yếu.
Hình ảnh của nghệ sĩ trong một buổi thu âm tại studio (ảnh do nhân vật cung cấp)
Ông được tặng giải ba của Hội Nhạc sĩ và Tổng cục Chính trị cho sáng tác xuất sắc viết về người lính: Trường Sa đảo yêu thương (1999). Ông tâm sự : “Vào năm 1999, lần đầu tiên nghệ sĩ Trần Tựa được phân công trong một đoàn công tác gồm có 10 nghệ sĩ diễn viên đi lưu diễn ở Trường sa, đi cùng chuyến đi đó có các thủ trưởng của các cơ quan ban ngành, bộ quốc phòng, các phóng viên của các cơ quan báo chí. Lúc bấy giờ, khi đi lại phải giữ bí mật, an toàn chứ không thuận lợi như bây giờ. Trong chuyến đi ấy, vì do bị tiền đình kém nên tôi dễ bị say sóng, vào một buổi chiều lo sức khỏe của mình ảnh hưởng đến mọi người nên ông chỉ nằm trên giường mà không tham gia bất cứ hoạt động nào, nhưng bất chợt khi nghe thấy tiếng sóng vỗ vào mạn tàu thì cảm xúc của tôi bỗng đột nhiên dạt dào và rồi tôi vùng dậy chạy ngay ra boang tàu và bắt gặp một khung cảnh thanh bình đến lạ của biển quê hương. Tôi bắt đầu ghi nhanh một bản nhạc. Thật may mắn bài nhạc được một vị thủ trưởng nghe ngay sau đó và khoảng 5h chiều ngày hôm đó, bài hát đã được vang lên trong phòng thuyền trưởng và quyết định bài hát sẽ được biểu diễn trên đảo Trường sa ngay đêm đó". Hiện nay, thì bài hát đã được chọn vào ca khúc của Hải quân Việt Nam. Đó là chuyến đi đáng nhớ nhất trong sự nghiệp của ông.
Tại hội diễn chuyên nghiệp toàn quân năm 2008, nghệ sĩ Trần Tựa giành được huy chương Vàng cho giọng hát hay bằng bài hát Phú nước non của NSƯT Nguyễn Tiến.
Ông còn xuất hiện với vị trí là diễn viên xuất sắc trong hai bộ phim ca nhạc đều giành được huy chương vàng trong liên hoan phim truyền hình toàn quốc. Hai bộ phim ca nhạc Phiên chợ ngày xuân của đạo diễn Xuân Đồng và Nàng tiên trên đỉnh núi của NSƯT Xuân Cửu thành công rực rỡ mang lai tiếng vang cho tên tuổi nghệ sĩ Trần Tựa, khẳng định vị trí và đóng góp của ông cho nền nghệ thuật nước nhà.
Sở hữu một giọng hát hay, nghệ sĩ Trần Tựa được nhiều người trong nghề yêu quý. Ông vẫn còn nhiều dự định phía trước, hứa hẹn cho ra đời những tác phẩm đẹp, giàu giá trị nghệ thuật.
Nghệ sĩ Trần Tựa sinh ngày 23/3/1963 tại xã Hoài Thượng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ông trưởng thành trong một gia đình có truyền thống âm nhạc với các tên tuổi như: NSƯT Trọng Thủy (Nhà hát Tuổi trẻ), Ca sĩ Minh Quang (Đoàn nghệ thuật quân khu II), ca sĩ Trần Đăng Minh Dũng (Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam,...) Chặng đường gần 30 năm đến với âm nhạc của nghệ sĩ Trần Tựa trải qua nhiều bước nặt: Năm 1980, bắt đầu vào học Trường Trung cấp Văn hóa- Nghệ thuật Bắc Hà. Năm 1984, tốt nghiệp và được giữ làm giảng viên của trường. 17/08/1985, nhập ngũ, công tác ở sư đoàn 431, quân khu I. Cuối năm 1989, công tác tại Đoàn Ca múa Quân đội (nay là Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội). Năm 2000, tốt nghiệp Học viện Âm nhạc Việt Nam. Năm 2009, tập huấn nghệ thuật ở Trung Quốc. Hiện nay, nghệ sĩ Trần Tựa là giám đốc Nhà hát Quân đội phía Bắc, quân hàm Trung tá. Các tác phẩm được biểu diễn: Trên dòng sông Lai Hạ (Nguyễn Đình San), Thơ tình của núi (An Thuyên), Phiên chợ ngày xuân, Phú nước non (Nguyễn Tiến), Anh ở đầu sông, em cuối sông (song ca cùng NSƯT Vi Hoa) Dòng sông quê anh, dòng sông quê em (song ca cùng NSƯT Hồng Liên),… Các sáng tác chính: Trường Sa đảo yêu thương, Binh đoàn xanh, Vững bước học viện khoa học anh hùng, Hành khúc binh đoàn 15, Tình đồng đội, Quảng Ngãi yêu thương, Hương quê,… |
Lê Thoa
Cùng chuyên mục
Bình luận