Cô sinh viên Sư phạm Lịch sử: Chuột chạy cùng sào…

(Sóng trẻ) - Người đời vẫn thường hay nói “Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”, mà lại là Sư phạm Lịch sử! Nhưng vượt qua nhiều sự ngăn cản, Trần Thị Huệ, hiện là giáo viên trường THPT Đào Duy Từ, Hà Nội, vẫn quyết tâm thi và trụ lại thành công trên đất Hà thành.


 df09d61e4_10425650_301795669980817_864312475_n.jpg

Huệ trong buổi bảo vệ khóa luận tốt nghiệp (thứ nhất bên trái)

Tương lai xa vời


Nhà chị Huệ ở làng Bùi, xã Lệ Xá, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Người trong xã đã nghèo, gia đình của Huệ còn nghèo hơn. Cuộc sống của 5 con người đơn thuần trông chờ vào 7 sào ruộng. Gia cảnh khó khăn, nhưng Huệ luôn có ý thức phấn đấu, cố gắng học tập. 12 năm học là 12 năm Huệ đạt thành tích loại giỏi. Năm cuối cấp, Huệ đạt thêm giải nhất cuộc thi học sinh giỏi môn Lịch Sử tỉnh Hưng Yên.


Thi đại học, mọi người đều đặt hy vọng vào cô học trò bé nhỏ. Thế nhưng, ý định thi vào trường ĐH Sư phạm Hà Nội của Huệ vấp phải sự ngăn cản từ thầy cô, đặc biệt từ mẹ. Mẹ Huệ chia sẻ: “Tôi thấy nghề giáo viên khó xin việc nên tôi không muốn con gái mình ra trường mà không xin được việc làm, bởi gia đình tôi cũng không có người quen biết, kinh tế thì khó khăn”. 


Nhớ lại quãng thời gian đó, Huệ bộc bạch: “Mình nghĩ nên chọn công việc phù hợp với năng lực của bản thân, và quan trọng là mình phải yêu nghề. Mình biết giáo viên giờ khó xin việc nhất nhưng không phải là không xin được việc”. Năm đó, Huệ thi đỗ và được chọn vào lớp tài năng Sử.


Biến cố gia đình và động lực bước tiếp


Tưởng rằng, đỗ đại học thì cuộc đời Huệ sẽ bước sang một trang mới. Nhưng đường học của Huệ cũng không mấy suôn sẻ. Khi Huệ học sang năm thứ hai thì bố bị phát hiện suy thận mạn độ IIIb. Hai năm qua đi cũng là hai năm gia đình chị sống trong lo lắng cùng cực khi chi phí chạy thận quá cao, mỗi tuần chạy 2 lần, mỗi lần tiêu tốn 3 - 4 triệu. 


Nhưng bố là chỗ dựa tinh thần cho gia đình, bố cần phải khỏe để mẹ và hai đứa em cần đi tiếp. Không ít lần Huệ nghĩ việc nghỉ học để lo cho gia đình.


“Lúc mình biết bố mình bị bệnh nặng, mình hoang mang, lo sợ lắm. Mình sợ mất bố - chỗ dựa tinh thần cho mình và cả gia đình. Mình cũng sợ không thực hiện được ước mơ. Có những lúc mình đã nghĩ nên bỏ học để mẹ đỡ vất vả, dành tiền cho 2 em ăn học nhưng mẹ, thầy, cô và bạn bè luôn động viên. Từ đó, mình cố gắng rất nhiều để không phụ lòng mong mỏi của mọi người” – chị kể.


Khó khăn chồng chất khó khăn, nhưng các thầy cô trong trường không quên hình ảnh cô sinh viên bé nhỏ của lớp Lịch sử tài năng K60 luôn liên tiếp đạt loại giỏi, xuất sắc với điểm phẩy 3,94. Huệ học vì đam mê và vì cần đoạt được học bổng. Năm 2013, Huệ giành giải nhất trong hoạt động nghiên cứu khoa học cấp trường và nhận tiếp hai kỳ học bổng của quỹ Sử học Việt Nam giành cho sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập. 


df09d61e4_10439520_301791979981186_871968477_n.jpg

Huệ trong lễ trao học bổng của quỹ phát triển Sử học Việt Nam (thứ nhất bên trái)


Vừa gắng học tốt, Huệ vừa lo làm thêm để phụ giúp bố mẹ. Đồng lương làm thêm eo hẹp 1,4 triệu/tháng cũng không ngăn cô sinh viên trẻ dành thời gian kèm học cho một bé lớp 5 và một em ôn thi đại học không lấy tiền.


Năm 2014, Huệ tốt nghiệp xuất sắc với điểm khóa luận đạt gần tuyệt đối: 9,8. Trong khi đợi lấy bằng, chị ở lại Hà Nội xin làm trợ giảng cho thầy, cô trong trường để lấy kinh nghiệm. Ngay sau khi nhận tấm bằng tốt nghiệp, chị tự thân đi xin việc. Chị chỉ nộp hồ sơ vào một trường là THPT Đào Duy Từ. Hiểu năng lực và hoàn cảnh của Huệ, hiệu trưởng trường nhận chị vào làm việc, còn giới thiệu thêm việc làm tại văn phòng của THCS Đào Duy Từ. Hiện nay, chị đang là giáo viên chủ nhiệm lớp 10 tại trường THPT.


Cô gái nhỏ bé ấy chia sẻ đơn giản: “Đi làm mới biết sự khó khăn, nhiều thử thách đặt ra nhưng mình sẽ không nản. Dù có chuyện gì, khó khăn tới đâu mình sẽ cố gắng để thực hiện được niềm đam mê của mình. Mình cố gắng để trở thành một giáo viên giỏi”. 


Phía sau Huệ là con đường đã qua. Phía trước chị là con đường mới, nhiều chông gai hơn, nhiều khó khăn vô hình chưa thể hình dung đến. Nhưng với lòng quyết tâm và ý chí kiên trì tôi rèn qua năm tháng đại học, trên khuôn mặt dịu hiền, ánh mắt ấy đang sáng lên niềm tin và hy vọng một tương lai tươi đẹp hơn!


Nguyễn Thơm

Báo Mạng điện tử K32

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN