Công viên Hà Nội: nơi thiếu thốn, nơi bỏ hoang
(Sóng trẻ) - Trong bối cảnh “đất chật, người đông”, khoảng không gian công cộng như công viên, vườn hoa trở nên vô cùng quý giá với người dân Hà Nội. Tuy nhiên, thực trạng các công viên, vườn hoa ở Thủ đô khiến cho nhiều người không khỏi lo lắng.
Công viên không để chơi
Sắp tới tháng 6, thời điểm học sinh các cấp được nghỉ hè, nhưng những đứa trẻ ở quanh khu vực Trung Yên, Trung Kính (Cầu Giấy – Hà Nội) luôn bị các bậc phụ huynh cấm không cho ra nài đường chơi.
Lý giải cho điều này, chị Thu Trang cư dân Tòa nhà Trung Yên 1 (Trung Kính) cho biết, nài đường dù đã vắng xe cộ nhưng vẫn nhiều bụi bẩn, lại không an toàn. “Trước đây, lũ trẻ thường ra vườn hoa Trung Yên chơi lúc chiều muộn, nhưng bây giờ đó lại là địa điểm cho các cặp đôi. Do không có sự quản lý nên nhiều khi họ vô tư nằm luôn trên ghế, bãi cỏ và có nhiều hành động không phù hợp với trẻ em”.
Vô tư thể hiện tình cảm tại vườn hoa Trung Yên
Cùng chung vấn đề với chị Trang, bà Vũ Thị Thủy (nhà ở ngõ 43 Trung Kính) cũng thường xuyên gặp cảnh “nóng” khi đi bộ buổi tối. “Đi bộ buổi chiều thì quá nhiều người dẫn chó đi dạo. Giống chó lớn lại không rọ mõm rất nguy hiểm. Còn chuyển sang buổi tối thì lại gặp nhiều cảnh rất chướng tai gai mắt”- Bà Thủy cho biết.
Đây là hoàn cảnh của hầu hết các gia đình có trẻ em tại các tòa nhà quanh khu vực Trung Yên, Nam Trung Yên khi chỗ chơi duy nhất cho trẻ em khu hành lang của tòa nhà, may mắn lắm thì chúng được dắt ra lúc 4,5 giờ chiều và phải hạn tham gia các hoạt động vui chơi nài trời.
Xây xong rồi vứt đấy
Trong khi nhiều khu dân cư không có chỗ chơi cho con trẻ thì Côngg viên Bắc Linh Đàm (Quận Hoàng Mai) lại trở thành bãi rác thay vì chỗ vui chơi cho người dân. Hệ thống đèn chiếu sáng, cây xanh, các tiểu cảnh trong công viên hỏng rất nhiều nhưng không được sửa chữa, người dân không dám đi dạo, tập thể dục tại đây.
Đồ chơi hỏng hóc, đầy rác nằm một xó
Cũng trong hoàn cảnh tương tự khi được Sở Xây dựng Hà Nội tiếp quản, công viên Tuổi thơ tại khu đô thị Pháp Vân –Tứ Hiệp (quận Hoàng Mai) hiện đang bỏ hoang trong thực trạng khan hiếm nơi vui chơi, sinh hoạt của người dân Thủ đô. Mặc dù gọi là công viên tuổi thơ thế nhưng không hề có một gia đình nào dám mang con vào đây vui chơi vì tình trạng mất vệ sinh có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe con em mình.
Hầu hết những công viên đều nằm trong sự quản lý của nhà nước, rơi vào tình trạng “cha chung không ai khóc”, không có tổ chức quản lý, không bảo vệ.
Công viên xã hội hóa: lối đi mới?
Xuất phát từ một sân chơi nhỏ it người qua lại, nhưng sau được người dân đóng góp tiền cải tạo, sân chơi của làng Trung Kính hạ (phường Trung Hòa – quận Cầu Giấy) đã hoạt động một cách hiệu quả, dần trở thành nơi tập trung của người dân vào buổi tối. Sân chơi không to, không rộng như vườn hoa Trung Yên tuy nhiên ở đây lại khá rộn ràng, đầy ắp những tiếng cuồi của trẻ em, các cụ già tối đến dắt các cháu chắt ra chơi, nói chuyện.
Công viên Mini của làng Trung Kính Hạ
Chị Trang chia sẻ, “Từ ngày sửa lại công viên mini này, hầu như tối nào chị cũng cho con ra đây chơi, ở đây sân chơi vừa phải, thoáng mát sạch sẽ, vừa ngồi uống café, vừa trông con được”.
Công viên Cầu Giấy cũng mới mở của được vài năm trở lại đây, được xây dựng, duy trì bởi nguồn vốn và hiện vật được quyên góp từ các công ty, người dân trong quận. Đây cũng nhanh chóng trở thành địa chỉ vui chơi của rất nhiều gia đình có con nhỏ. Khuôn viên công viên rộng rãi, sạch sẽ, có rất nhiều trò chơi cho trẻ phát triển được cả trí tuệ lẫn sức khỏe. Tuy nhiên công viên Cầu Giấy luôn trong tình trạng quá tải bởi số người đến chơi quá đông.
Công viên Cầu Giấy thu hút rất động người dân
Sân chơi cho trẻ em không chỉ là nơi hoạt động phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần cho trẻ em còn là nơi để mọi người trong cộng đồng dân cư làm quen, gắn kết với nhau. Mô hình công viên hoạt động trên nguồn vốn xã hội hóa hiện đang phát huy được tính hiệu quả cao cần được nhân rộng khi vừa duy trì hoạt động ổn định, vừa tổ chức phục vụ tốt nhu cầu của người dân.
Kim Bách
Cùng chuyên mục
Bình luận