Cuộc đua “người người hiến kế, nhà nhà hiến kế”

(Sóng Trẻ) - Mới đây, một công dân giàu tâm huyết có tên Trương Đình Đăng vừa hiến kế cho giao thông Việt Nam giảm bớt ùn tắc. Đó là: cấm phương tiện xe máy đi một người trong giờ cao điểm. Theo đó, không ai được phép đi xe ra phố mà không chở theo một người phía sau. Câu chuyện về hiến kế đang đến phần cao trào…

Trai độc thân, gái ế hết cửa ra đường?!

Dù mới chỉ xuất hiện một ngày nay, nhưng bài hiến kế giao thông: “Cấm phương tiện xe máy đi một người trong giờ cao điểm” được đăng trên VOV Giao thông đã khiến cộng đồng mạng dậy sóng. Người nói ngược, kẻ nói xuôi xung quanh những phát biểu gây sốc này nhưng đa phần trong số đó là những phản đối kịch liệt từ khắp nơi trên đất nước.

Đề xuất mới này sau khi được đưa ra đã được nhiều người gắn cho cái mác lạ, độc và đầy tính đột phá, không thua gì đề xuất đi xe máy chính chủ cách đây không lâu. Thế nhưng, song song với đó, những ý kiến bức xúc, lo lắng, băn khoăn của người dân cũng không hề ít. Thậm chí, nhiều diễn đàn đã được mở ra trên báo chí và các mạng xã hội xung quanh câu chuyện này với nhiều ý kiến phản đối và bất bình.

anh02

Đi một người cũng sẽ bị xử phạt trong tương lai? (Ảnh: Đất Việt)

Các chàng trai, cô gái theo phương châm “ế cho chúng nó thèm” nay là nguy nhất. Một cư dân mạng có nickname ares90 trên diễn đàn vozforum hốt hoảng: “Mình đang ế mà thêm cái quy định này thì biết ra đường tìm người yêu thế nào đây?”. Trong khí đó, một thành viên khác, Azertec113 lại có phát hiện: “Cứ đà này thì dịch vụ cho thuê người sẽ phát triển phải biết, thuê người ngồi sau cho đỡ bị phạt”.

Điểm “thú vị” ở đề xuất này là phậm vi tác động của nó gần như toàn diện. Gia đình giàu có, mỗi người một xe sẽ như ngồi trên đống lửa. Các hộ nghèo hơn cũng chẳng vui vẻ gì vì sẽ phải chuẩn bị tinh thần cắt bớt thời gian làm việc kiếm tiền để đưa đón lẫn nhau. Các cô gái đang có người yêu hoang mang khi thấy người yêu của mình ngày ngày đưa đón đồng nghiệp nữ đi làm để tránh bị phạt. Còn các bà vợ cũng sốt sắng khi không biết một ngày, ông chồng mình đèo bao nhiêu cô đi công khai nài đường…

Theo tác giả bài viết giải thích thì: thực tế trên những tuyến đường cho thấy, số lượng xe máy do một người điều khiển chiếm khoảng hơn 2/3 tổng số xe máy tham gia giao thông. Nếu trong giờ cao điểm, cơ quan chức năng cấm các phương tiện xe máy đi một người một xe sẽ giảm được số lượng lớn phương tiện cá nhân tham gia giao thông. Nghĩa là người trong cùng trường học, cơ quan, xí nghiệp.... sẽ tổ chức “kết đôi” với nhau để chung tay giảm ùn tắc giao thông. Điều này chỉ áp dụng trong giờ cao điểm, sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt của người dân.

Thế nhưng, xem ra người dân vẫn chẳng khác gì “kiến vỡ tổ” ngay cả khi giải pháp này chưa đi vào thực tế. Một câu hỏi lớn được đặt ra: “Tính thực tế ở đâu trong những đề xuất giảm ùn tắc giao thông? Hay chỉ là nói cho vui, dề xuất nhầm còn hơn bỏ sót?”.

Nhìn lại quá khứ: lạ nhưng không mới

Trong lịch sử ngành giao thông Việt Nam đương đại, đã có không ít những giải pháp giao thông có tính đột phá, làm rung động lòng người được đưa ra đề xuất và thử nghiệm.

anh01

Đi xe kẹp 3 là vi phạm luật giao thông (Ảnh: Thời báo Kinh tế)

Đầu tiên phải kể đến đề xuất người có vòng đo ngực trung bình dưới 72cm không được cấp bằng lái hạng A1, đã từng một thời làm tan nát con tim của không biết bao nhiêu cô gái thấp bé nhẹ cân, có vòng 1 không được nở nang cho lắm.

Rồi sau đó là “kế sách” xe biển số lẻ đi ngày lẻ, xe biên số chẵn đi ngày chẵn được đăng đàn làm cho người đang ngủ cũng phải giật mình bật dậy. Và cũng không thể quên cả quy định về đổi giờ học, giờ làm khiến từ trẻ con, người lớn đến người già được một phen “đổi, đổi nữa, đổi mãi”.

Và mới đây nhất, câu chuyện cười ra nước mắt về xe chính chủ dường như vẫn còn chưa hề lắng xuống. Một vài ý kiến đã từng nói vui rằng: “Giờ muốn đi tỏ tình thì chỉ cần nói: Xe anh đầy bình”, nay có lẽ sẽ đỡ vất vả hơn nữa nhờ đề xuất mới cấm đi xe một mình này.

Nói cho cùng, cả người đề xuất lẫn người làm luật cũng đều đã và đang cố gắng tận dụng tối đa chất xám nhằm cải thiện tình hình giao thông của nước nhà. Đó là tấm lòng, là sự mong mỏi đáng được trân trọng hết mình. Thế nhưng, sự sáng tạo đến đâu mà không đi liền với tính khả thi, thực tế thì chẳng những không bao giờ giải quyết được cái gốc của vấn đề mà còn làm cho xã hội bất bình. Cùng chờ đợi những đề xuất mới hơn từ những người làm luật của nước nhà.

Lê Anh Việt

Lớp Báo mạng điện tử K.29

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN