Dạo quanh sân đấu SEA Games 32 tại Phnom Penh

(Sóng trẻ) - Tại SEA Games 32, quốc gia chủ nhà Campuchia đã công bố 4 sân vận động (SVĐ) phục vụ cho thi đấu bóng đá, trong đó diện tích sân nhỏ nhất có sức chứa được đánh giá lớn hơn Mỹ Đình của Việt Nam.

4 sân đấu phục vụ cho môn bóng đá SEA Games 32 gồm có: sân vận động Quốc gia Morodok Techo, sân vận động Olympic, sân vận động quân đội Hoàng gia Campuchia và sân vận động Hoàng tử. 

Sân vận động Quốc gia Morodok Techo

Theo Khmer Times, sân Morodok Techo nằm ở ngoại ô Thủ đô Phnom Penh. SVĐ Morodok Techo được khởi công xây dựng vào tháng 8/2017 và hoàn thành vào tháng 8/2021 với chi phí lên tới 160 triệu USD. Sân được xây dựng theo hình “chiếc thuyền buồm”, với hai cấu trúc nhọn cao tới 99m và được bao quanh bởi một con hào theo phong cách Angkor cổ đại.

Đây là sân đấu có sức chứa hơn 60.000 chỗ ngồi và  là nơi diễn ra lễ khai mạc, bế mạc, các trận bán kết, chung kết bóng đá nam, cũng như nội dung thi đấu điền kinh tại SEA Games 32.

Sân vận động Morodok Techo có sức chứa lên đến 75.000 khán giả (Ảnh: Thethaovietnamplus.vn).
Sân vận động Morodok Techo có sức chứa lên đến 75.000 khán giả (Ảnh: Thethaovietnamplus.vn).

Bên cạnh đó, sân vận động cũng là nơi tổ chức tranh giải môn điền kinh từ ngày 8-12 tháng 5 và nhiều môn thể thao khác như bơi lội, lặn, bóng bàn, cầu lông, quần vợt, bóng rổ, kick boxing, kun khmer và cầu mây trong suốt giải đấu.

Sân vận động Olympic

Trước khi khu liên hợp Morodok Techo được đưa vào sử dụng, các công trình thể thao và sân vận động chính tại Campuchia là khu liên hợp thể thao và sân vận động quốc gia Olympic, tại Phnom Penh.

Sân Olympic, nơi diễn ra các trận đấu thuộc bảng A nội dung bóng đá nam (Ảnh: Google).
Sân Olympic, nơi diễn ra các trận đấu thuộc bảng A nội dung bóng đá nam (Ảnh: Google).

Khi SEA Games 32 diễn ra, sân Olympic sẽ tổ chức các trận đấu thuộc bảng A của nội dung bóng đá nam (gồm chủ nhà Campuchia, Indonesia, Myanmar, Philippines và Timor Leste).

Vì phần lớn thời gian trong quá khứ SVĐ này đều sử dụng mặt cỏ nhân tạo, nên Liên đoàn Bóng đá Campuchia (CPL) đã mời Shoji Ikeda – một chuyên gia giàu kinh nghiệm về sân cỏ thi đấu, cùng đội ngũ chuyên sâu từ Nhật Bản về giám sát quá trình thay cỏ nhằm nâng cao chất lượng mặt sân. 

Sân Visakha (Sân Prince):

Toàn cảnh khán đài chính sân Prince (Phnom Penh, Campuchia). (Ảnh: VTC News)
Toàn cảnh khán đài chính sân Prince (Phnom Penh, Campuchia). (Ảnh: VTC News)

Một sân bóng khác được sử dụng tại đại hội thể thao Đông Nam Á năm 2023 là sân Visakha, hay còn gọi là sân Prince (Hoàng tử), tại Phnom Penh. Đây là sân diễn ra các trận đấu thuộc bảng B của nội dung bóng đá nam, nơi có đội U22 Việt Nam thi đấu.

Sân Visakha được hoàn tất xây dựng vào năm 2016, có sức chứa 10.000 chỗ ngồi và tối đa là 15.000 sau khi nâng cấp. Trước đó, nó hầu như được sử dụng để tổ chức các trận đấu sân nhà của CLB Visakha.

Sân vận động quân đội Hoàng gia Campuchia

Sân RCAF Old sẽ diễn ra bảng A môn bóng đá nữ SEA Games 32 (Ảnh: Tạp chí điện tử Người đưa tin).
Sân RCAF Old sẽ diễn ra bảng A môn bóng đá nữ SEA Games 32 (Ảnh: Tạp chí điện tử Người đưa tin).
Sân RSN sẽ diễn ra bảng B môn bóng đá nữ SEA Games 32. (Ảnh: Thanh Niên).
Sân RSN sẽ diễn ra bảng B môn bóng đá nữ SEA Games 32. (Ảnh: Thanh Niên).

Sân vận động này còn có tên gọi ngắn gọn là sân RCAF, viết tắt theo cụm từ Royal Cambodia Armed Forces. Sân được xây dựng vào thập niên 20 của thế kỷ trước, được thiết kế với 8.000 chỗ ngồi và tối đa 20.000 sau khi nâng cấp để tổ chức SEA Games 32. 

Sân RCAF là sân nhà của CLB Bộ Quốc phòng tại giải VĐQG Campuchia. Tại đây diễn ra các trận đấu thuộc bảng A của đội nữ Việt Nam.

Nguồn: Khmer Times

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN