Dấu ấn của những hệ sinh thái hỗ trợ người khuyết tật

(Sóng trẻ) - Thời đại hiện nay chứng kiến sự xuất hiện của nhiều phương thức hỗ trợ người khuyết tật, giúp họ không chỉ tự tin hòa nhập, vượt qua rào cản trong cuộc sống, mà còn có thể tự tạo ra giá trị cho xã hội.

Những công cụ mới 

Be My Eyes là một ứng dụng đang gây sốt trên cộng đồng mạng bởi sự nhân văn. Với sứ mệnh đem thị lực đến với người khiếm thị toàn phần và người có thị lực kém, ứng dụng sẽ kết nối người dùng có thị lực tốt với những người khiếm thị để hỗ trợ họ trong nhiều công việc như đọc thông tin, đi đường, mua sắm… 

Vì mục đích ý nghĩa này, ứng dụng đã nhận được sự ủng hộ và đón nhận của nhiều người dùng trên thế giới cũng như ở Việt Nam với một số phản hồi nổi bật như “Ứng dụng thật tuyệt vời”, “Nền tảng rất ý nghĩa và hữu dụng đối với người khiếm thính” hay “Đây là cơ hội tuyệt vời để người khiếm thính có thể kết nối với thế giới”...

Be My Eyes nhận được nhiều sự đánh giá tích cực từ người dùng. (Ảnh: Chụp màn hình)
Be My Eyes nhận được nhiều sự đánh giá tích cực từ người dùng. (Ảnh: Chụp màn hình)

 

Cũng xuất phát từ ý tưởng đầy sáng tạo như ứng dụng Be My Eyes, phải kể đến Penta Prosthetics - doanh nghiệp xã hội chuyên cung cấp chân tay giả với giá thành phải chăng đến với cộng đồng người khuyết tật Việt Nam. Được thành lập bởi Trang Dương, Victor Wang và Henry Iseman, doanh nghiệp hoạt động trên nền tảng mong muốn mang đến sự hỗ trợ tối đa cho người khuyết tật, tạo bước đệm để họ phát triển hơn nữa trong tương lai.

Chia sẻ với Vietcetera về kỷ niệm đáng nhớ của Penta Prosthetics, Trang Dương kể lại: “Một trong những người đầu tiên tôi gặp là Thanh. Khi đó, Thanh mới 19 tuổi và vừa mất một chân sau tai nạn xe máy. Di chuyển hạn chế lại không có chân giả, Thanh không thể quay lại trường học. Penta Prosthetics cung cấp cho bạn một chân giả để có thể tiếp tục đi học và tốt nghiệp. Chúng tôi trở thành bạn tốt và tôi vẫn theo dõi anh trên Facebook hằng ngày. Hiện Thanh đã mở một quán cà phê riêng ở Bình Dương”.

Trang Dương luôn trăn trở về sự khó khăn của người khuyết tật trong việc tiếp cận với các bộ phận tay chân giả. (Ảnh: Vietcetera)
Trang Dương luôn trăn trở về sự khó khăn của người khuyết tật trong việc tiếp cận với các bộ phận tay chân giả. (Ảnh: Vietcetera)

 

Không chỉ dừng lại trong phạm vi công nghệ và sức khỏe y học, các giải pháp hỗ trợ người khuyết tật về ăn mặc, thời trang đang dần trở nên phổ biến. Thấu hiểu hoàn cảnh của những người khuyết tật, xu hướng thời trang thích ứng (adaptive fashion) hướng đến tìm kiếm các loại quần áo dễ mặc cho người khuyết tật. 

Thời trang thích ứng đa phần sử dụng các tính năng khác nhau như khóa dán Velcro (không cần dùng lực tay để kéo khóa) hay nút từ tính nhằm hỗ trợ việc mặc quần áo trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó những đôi giày có dây dài được thay thế bằng khóa kéo.

Thời trang thích ứng là lựa chọn tối ưu cho những người khuyết tật. (Ảnh: iSeekCare)
Thời trang thích ứng là lựa chọn tối ưu cho những người khuyết tật. (Ảnh: iSeekCare)

 

Tại các tuần lễ thời trang quốc tế, sự xuất hiện của những người mẫu khuyết tật như Shaholly Ayers, Aaron Philip, Mama Cax, Jack Eyers... diện lên mình những món đồ được thiết kế riêng đã cho thấy thời trang thích ứng ngày càng trở nên phổ biến và được quan tâm áp dụng rộng rãi.

Cho cần câu, không cho con cá

Thấu hiểu rằng nhiều người khuyết tật không muốn trở nên quá phụ thuộc vào người khác, một số mô hình đang được thành lập và vận hành theo những cách mới, tạo điều kiện cho chính người khuyết tật tự lao động và mang đến giá trị cho bản thân và xã hội. 

Quán cafe flow-ee (số 7 Thể Giao, Lê Đại Hành, Hà Nội) không định vị mình như những tổ chức xã hội nhân văn với mục đích thiện nguyện. Điểm đặc biệt trong cách vận hành của quán nằm ở việc những nhân viên điếc trực tiếp đảm nhận công việc pha chế, phục vụ... 

Bên cạnh đồng hành cùng người khuyết tật, flow-ee luôn chú trọng vào kim chỉ nam của quán: tạo ra môi trường giúp họ cống hiến sức lao động, kiếm thu nhập từ chính tâm sức của mình. Đây cũng là điểm cốt lõi giúp quán thu hút được sự ủng hộ từ nhiều khách hàng và là lựa chọn dừng chân của giới trẻ giữa nhiều quán cafe ngoài thị trường.

Cách vận hành đặc biệt của flow-ee được ghi trên biển hiệu. (Ảnh: Gia Thịnh) 
Cách vận hành đặc biệt của flow-ee được ghi trên biển hiệu. (Ảnh: Gia Thịnh) 

 

Khi được hỏi flow-ee có phải một tổ chức xã hội hay không, anh Ngô Quốc Hào - người sáng lập quán chia sẻ: “flow-ee không phải là một tổ chức xã hội, flow-ee là một tổ chức thuần lợi nhuận nhưng hướng tới những giá trị xã hội. Nhiều tổ chức theo đuổi mô hình cộng đồng phải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn trợ cấp của Chính phủ hay xã hội. Trong khi đó, tôi lại muốn đem những lợi ích kinh tế tới ngược lại cho các bạn nhân viên khuyết tật”. 

Cũng lấy nền tảng “đôi bên cùng có lợi” làm yếu tố quan trọng để vận hành, mô hình "Ngôi nhà thiên thần" tại một cửa hàng thuộc TokyoLife (thương hiệu đồ tiêu dùng và thời trang Nhật Bản tại Việt Nam) có các nhân viên đều là những người khiếm thính. Tạo cơ hội cho người khuyết tật tiếp cận với những cơ hội mở, Tokyo Life đặt ra mục tiêu dài hạn có thể tuyển dụng được trên 400 người khuyết tật trong toàn bộ hệ thống. 

Dự án “Ngôi nhà thiên thần” của TokyoLife truyền tải thông điệp tích cực về những đóng góp của người khuyết tật. (Ảnh: TokyoLife)
Dự án “Ngôi nhà thiên thần” của TokyoLife truyền tải thông điệp tích cực về những đóng góp của người khuyết tật. (Ảnh: TokyoLife)

 

Với tầm nhìn nhân văn của ban lãnh đạo toàn hệ thống, tháng 12/2023, dự án “Ngôi nhà thiên thần” đã được vinh danh với Giải Dự án Triển vọng tại Gala trao Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng (Human Act Prize) do Báo Nhân Dân chỉ đạo tổ chức nhằm tôn vinh các cá nhân, tổ chức có sáng kiến, dự án cộng đồng bền vững, đóng góp tích cực cho xã hội. 

Anh Hoàng Văn Lý khẳng định người khuyết tật sẽ thấy hạnh phúc khi có thể đem lại giá trị cho xã hội. (Ảnh: NVCC)
Anh Hoàng Văn Lý khẳng định người khuyết tật sẽ thấy hạnh phúc khi có thể đem lại giá trị cho xã hội. (Ảnh: NVCC)

 

Từng làm việc với nhiều người khuyết tật, anh Hoàng Văn Lý (nhà báo khiếm thị đang công tác tại VOV Giao thông, Phó Chủ tịch Hội Người khuyết tật quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ về môi trường làm việc lý tưởng với người khuyết tật: “Những người khuyết tật tuy có nhiều khiếm khuyết về cơ thể, sức khỏe nhưng họ vẫn có những cơ hội và nỗ lực tìm được cách thức để chứng minh cho xã hội rằng mình là người có ích. Môi trường làm việc giúp người khuyết tật thể hiện những khả năng của mình sẽ khiến họ cảm thấy hạnh phúc”. 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Siêu bão Man-yi sắp vào Biển Đông, cảnh báo nguy cơ thiên tai nghiêm trọng

Siêu bão Man-yi sắp vào Biển Đông, cảnh báo nguy cơ thiên tai nghiêm trọng

Tin nổi bật43 phút trước

(Sóng trẻ) - Với gió mạnh lên tới gần 200km/h, giật trên 220km/h, dự báo siêu bão Man-yi sẽ quét qua một số đảo của Philippines trước khi đổ bộ đảo Luzon vào ngày mai.

Quán quân 'Britain’s Got Talent' và thành viên nhóm nhạc 911 đến Việt Nam

Quán quân 'Britain’s Got Talent' và thành viên nhóm nhạc 911 đến Việt Nam

Tin nổi bật2 giờ trước

(Sóng trẻ) - Michael Auger - quán quân 'Britain’s Got Talent' mùa 8 và nam ca sĩ Lee Brennan - thành viên nhóm 911 huyền thoại sẽ đến Việt Nam để tham gia vở pantomime mang tên 'Beauty and the Beast'.

Giữ gìn văn hóa là sứ mệnh của cả dân tộc

Giữ gìn văn hóa là sứ mệnh của cả dân tộc

Tin nổi bật2 giờ trước

(Sóng trẻ) - Chiều 16/11, tại Bảo tàng Lịch sử Quốc Gia (Tràng Tiền, Hà Nội) diễn ra Talkshow “Gen Z kể chuyện văn hóa dân gian”, khai thác nhiều khía cạnh thú vị trong việc sáng tạo các nội dung, sản phẩm từ văn hóa dân gian Việt Nam.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN