Dạy học online cho học sinh lớp 1 không phải điều dễ dàng

(Sóng trẻ) – Để hạn chế tình trạng gián đoạn việc học quá lâu khi nghỉ học dài ngày tránh dịch, các biện pháp học tập trực tuyến được áp dụng với nhiều cấp học, trong đó có cả học sinh lớp 1. Tuy nhiên, việc dạy học online cho lớp thấp nhất trong hệ Tiểu học này được nhận định không phải là điều dễ dàng.

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, học sinh, sinh viên trên khắp cả nước được nghỉ học dài ngày tránh dịch. Việc học tập online đã được triển khai từ lâu đối với các lớp lớn, tuy nhiên, trong thời gian trở lại đây, cấp Tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 1 đã bắt đầu triển khai phương thức học tập mới này.

Còn tồn tại nhiều khó khăn không thể khắc phục 

Từ ngày có thông báo học sinh các cấp được nghỉ học tránh dịch, T.N.D (học sinh lớp 1 tại một trường Tiểu học trên địa bàn quận Hà Đông, Hà Nội) đã được bố mẹ đưa về quê để ông bà chăm sóc, bố mẹ cũng yên tâm đi làm. Không học tập trung tại trường, D. luôn được mẹ in cho các bài tập để đọc vần, học Toán, những cuốn vở vẽ để tập tô màu. Những việc này giúp con ở nhà, hạn chế ra nài, lại có thể ôn tập để duy trì tinh thần học.

f4d400371_95410040_330232861283767_3359438563262332928_n.jpg
T.N.D học online đã được gần hai tuần nay

Tuy nhiên, gần hai tuần trở lại đây, thực hiện sự chỉ đạo của nhà trường, cứ đều đặn 3 buổi/tuần vào thứ hai, tư, sáu D. lại ngồi chăm chú trước máy tính để tham gia học trực tuyến qua phần mềm Zoom Cloud Meeting. Thời gian học kéo dài từ 8 giờ đến 9h30 phút tối, mỗi buổi hai tiết, Toán và Học vần. Do đang ở quê, việc học của con do ông bà và cô ruột kèm cặp.

Không biết rằng kiến thức mà D. cũng như nhiều bạn học sinh lớp 1 khác tiếp thu được là bao, nhưng tình trạng mệt mỏi, chán nản đã hiện rõ. Bên cạnh đó, sự nhốn nháo trong mỗi buổi học cũng là điều dễ thấy: “Trong giờ học, cô giáo có gọi các em phát biểu. Tuy nhiên sau khi trả lời, các em lại quên không tắt mic, do đó tiếng cô giảng bài, tiếng học trò phát biểu, tiếng phụ huynh và rất nhiều âm thanh khác lẫn lộn, cứ kéo dài đến hết buổi”, cô ruột – người phụ trách việc học của D. lên tiếng.

Cũng theo chia sẻ của cô, việc học online của học sinh lớp 1 có sự kèm cặp của phụ huynh, nhưng việc tắt mic sau khi trả lời lại chỉ có 1/3 trong số 50 phụ huynh làm được. Ngay cả khi cô giáo yêu cầu, cả học sinh và bố mẹ đều không thực hiện.

Không chỉ dừng lại ở việc không tắt mic, việc dạy học online cho học sinh lớp 1 còn tồn tại nhiều bất cập khác. Nhiều em được bố mẹ gửi về quê tránh dịch, đường truyền lỗi, thiết bị như máy tính, điện thoại thông minh để tham gia học tập đôi khi còn hạn chế, ông bà không thể theo kịp công nghệ hiện nay khiến việc học thường xuyên bị gián đoạn. 

Dẫu biết rằng việc học online này không bắt buộc, tuy nhiên, vì ám ảnh việc con em mình chậm kiến thức hơn so với các bạn hay cô giáo sẽ điểm danh trong mỗi buổi học, phụ huynh vẫn chấp nhận học tập trực tuyến cho dù mệt mỏi, áp lực và chán nản. 

Để trẻ tự do vui chơi, tự giác học tập

Không tham gia học online, nhiều phụ huynh đã có những phương pháp khác để duy trì việc học cho con em mình. 
Chị N.T.H (có con là học sinh lớp 4 tại một trường Tiểu học trên địa bàn Hà Nội) chia sẻ: “Chị đã cho bé về quê từ khi Hà Nội có thông báo cho học sinh nghỉ học. Con về quê chị cũng lo, vì sợ con mải chơi, không chú ý việc học. Do đó, chị đã giao bài tập hằng ngày, chủ yếu là Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, yêu cầu con chụp ảnh gửi cho mẹ vào mỗi buổi tối. Cũng may là ông bà ở nhà vẫn sử dụng được smartphone nên việc liên lạc cũng tiện và dễ dàng hơn”.

Không giống như chị H. hay trường hợp của D., chị H.T (có con đang học lớp 2) lại để con thoải mái vui chơi trong những ngày dịch: “Ban đầu tôi cũng rất lo việc học của con nhưng Bộ đã có chỉ đạo về tinh giản chương trình, tôi tin nhà trường và các thầy cô cũng sẽ đã đề ra những biện pháp để giúp con hoàn thành tốt việc học. Trong những ngày dịch, tôi ưu tiên con vui chơi, tinh thần thoải mái để có một sức khỏe thật tốt”.

Dù ở với bố mẹ hay ông bà, dù về tránh dịch hay ở lại thành phố thì mỗi gia đình đều đã có những biện pháp riêng để giúp con bảo vệ sức khỏe, duy trì việc học. Tuy việc học online còn tồn tại nhiều bất cập, song cũng đã có những giải pháp để khắc phục bước đầu.

Hiện nay, tình hình dịch COVID-19 đã có những tín hiệu tích cực hơn, học sinh trên cả nước sẽ sớm được trở lại trường trong thời gian tới.

Phương Qúy

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN