Điểm tin văn hóa trong nước tuần 2 tháng 4/2013

Vĩnh biệt “trưởng thôn” Văn Hiệp

Sáng 9/4, nghệ sĩ Văn Hiệp đã qua đời tại nhà riêng, hưởng thọ 71 tuổi. 

Nghệ sĩ Văn Hiệp tên đầy đủ là Nguyễn Văn Hiệp, sinh năm 1942. Ông theo học nghề tại lớp diễn viên khóa 1 - Phân hiệu Kịch nói, Trường Nghệ thuật sân khấu Việt Nam - thế hệ vàng của sân khấu Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp, ông công tác tại Nhà hát Kịch Việt Nam trong giai đoạn 1963 - 1990. Sau đó, ông chuyển về làm tại Cục Văn hóa - Thông tin (nay là Cục Văn hóa cơ sở, Bộ VH-TT-DL) cho tới lúc nghỉ hưu năm 2002.

b2216476d_1365494781vanhiepeva2.jpg
Nghệ sĩ Văn Hiệp được khán giả ghi nhớ với nụ cười hiền. (Nguồn: Vnexpress)

Trong sự nghiệp diễn viên 40 năm của mình, ông tham gia tới 1.000 tác phẩm kịch, phim truyện. Các vai diễn của ông dù là chính diện hay phản diện, khán giả vẫn bắt gặp trong đó những nét hài hước, gây cười. Điển hình nhất trong số các vai diễn gây chú ý cho người xem của ông là trong phim Người vác tù và hàng tổng.

Đặc biệt, từ khi chương trình truyền hình “Gặp nhau cuối tuần” ra đời, nghệ sĩ Văn Hiệp đã trở thành gương mặt quen thuộc và dễ mến với khán giả qua vai diễn nổi tiếng Ông trưởng thôn.

Theo Dân trí

Khai hội đền Hùng và đón nhận Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cho Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Sáng 13/4, hơn 3000 người dân của 13 huyện thị thành trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã nô nức tham gia Lễ hội đường phố.

b2216476d_55461b99b_2.jpg
Hình ảnh tại Lễ hội đường phố Đền Hùng 2013. (Nguồn: Sóng Trẻ)

Mang đến lễ hội những nét đặc trưng nhất của văn hóa dân gian vùng đất Tổ, các đoàn diễu hành đại diện cho các huyện Tiên Du, Tân Sơn, Phú Lộc, Tam Nông và nhiều tỉnh thành khác trên cả nước đã đem đến không khí lễ hội tưng bừng tại các con đường chính tại TP. Việt Trì.

Tối 13/4, tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, lễ tôn vinh, đón nhận bằng công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Khai mạc lễ hội Đền Hùng năm Quý Tỵ 2013 đã được tổ chức long trọng.

b2216476d_97d4e32b4_anh_1..jpg
Đại diện UNESCO trao bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Theo Dân trí

“Bụi đời chợ lớn” vướng mắc khâu kiểm duyệt

Trước những thông tin dồn dập trên báo chí liên quan đến "Bụi đời chợ Lớn" và công tác kiểm duyệt phim, chiều 11/4, lãnh đạo Cục Điện ảnh trong đó có TS Ngô Phương Lan - Cục trưởng, ông Đỗ Duy Anh - Cục phó phụ trách nghệ thuật và nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát - 1 trong 9 thành viên Hội đồng thẩm định phim đã có cuộc gặp đột xuất một số đại diện của các cơ quan báo chí để làm rõ hơn những thông tin xung quanh vấn đề kiểm duyệt bộ phim "Bụi đời chợ Lớn" vốn tạo nên nhiều dư luận trong những ngày qua.

Tại cuộc họp, đại diện Cục Điện ảnh cho biết: sau khi Cục có văn bản yêu cầu công ty Chánh Phương sửa đổi kịch bản, cắt bớt những cảnh phản cảm cho phù hợp với Luật Điện ảnh rồi gửi lại để tiếp tục kiểm duyệt kịch bản lần nữa thì công ty này đã phớt lờ văn bản của Cục và tiếp tục sản xuất phim với kịch bản cũ.

b2216476d_201304111701011.jpg
"Bụi đời chợ Lớn" bị đánh giá là có quá nhiều cảnh bạo lực, chém giết. (Nguồn: Internet)

Trong cuộc tiếp xúc với báo chí chiều 11/4, NBK Nguyễn Thị Hồng Ngát đã đọc biên bản thẩm định phim "Bụi đời chợ Lớn" của Hội đồng duyệt. Bà cho biết có 4/8 thành viên hội đồng có mặt trong buổi duyệt đề nghị nhà sản xuất sửa chữa lại, 4/8 thành viên kiên quyết không đồng ý cho phim được phổ biến.

Trước đó, ngày 10/4, công ty Chánh Phương và Thiên Ngân đã gửi công văn nhận sai sót và khuyết điểm và cam kết sửa chữa bộ phim theo đúng yêu cầu của Hội đồng.

Theo Vietnamnet

Minh Hạnh (Tổng hợp)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN