Độc đáo "chợ người" giữa thiên đường du lịch Sapa

(Sóng Trẻ) - Nhiều người biết đến Sa Pa là một địa danh du lịch nổi tiếng với nét huyền ảo của sương mù và cảnh vật núi rừng. Nhưng ít ai biết rằng giữa chốn thơ mộng đó có hẳn cả một khu chợ lạ lẫm gọi là “chợ người”.


Khu chợ lạ này nằm trước cửa hàng Vật liệu xây dựng Thanh Bình, đường Điện Biên Phủ, Thị trấn Sa Pa, Huyện Sa Pa, Tỉnh Lào Cai. Hàng ngày, vẫn có hàng chục người đứng ở lề đường chờ có khách đến tìm “hàng”, đặc biệt vào mùa đông có ngày số lượng lên đến 40 - 50 người. 

“Ai thuê tôi không?” 

Ở Sa Pa, có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống như: H'Mông Đen, Dao Đỏ, Tày, Xá Phó, Kinh,… Một bộ phận người dân tộc không có việc làm đã tìm đến khu “chợ người” này để kiếm tiền, tất cả đều là nam giới, nhiều người còn xem đây là nghề chính của mình.

21540e80f_4d527864f29633fc7d15d00cba7bbd7d_50061954.1.jpg

“Chợ người”ở Thị trấn  Sapa rất  nhộn nhịp khi có “khách”

Những người đứng ở khu “chợ người” này chủ yếu là người dân tộc H’Mông, còn lại là một số người dân tộc khác. Mới đầu họ cũng không quen biết nhau nhưng đứng mãi rồi cũng thành quen. Có người còn gọi cả bạn bè, người thân đi làm cùng. Đến đây nếu có công việc gì tốt, kiếm được tiền nhiều thì họ lại giới thiệu cho nhau làm. 

Anh Châu A Sử dân tộc H’Mông, ở xã Trung Chải, Huyện Sa Pa, Lào Cai cho biết: “Mình đi làm đã hơn 10 năm nay, ở nhà cũng không có việc gì làm, thấy ở đây nhiều người ra đứng rồi có người thuê đi làm nên mình cũng ra, dần rồi quen nên từ lâu đã coi đây là công việc chính”. 

Anh Thào A Sở, cũng là người dân tộc H’Mông ở Sa Pả, huyện Sa Pa cho hay: “Bình thường ngày nào mình cũng ra đây xem có công việc thích hợp thì làm, có ngày nhiều việc nhưng có ngày lại chơi, đến thời gian mà lúa chín thì lại nghỉ ở nhà làm xong rồi lại đi”. 

Trong cái giá lạnh nơi đây, “chợ người” tầm trưa vẫn còn đông, có khoảng 20 người vẫn chờ đợi, cứ mỗi lần có “khách” đến là tất cả lại chạy ra, nghe ngóng đó là công việc gì, xem có phù hợp với mình hay không, giá cả như thế nào, nếu thấy phù hợp và thoả thuận xong giá cả thì “khách” sẽ chở đi làm luôn. Họ có thể làm bất cứ việc gì như bốc vác hàng hoá, gạch ngói, xi măng, chuyển đồ… Miễn là kiếm được tiền trang trải thêm cho cuộc sống. 

Bán sức lao động để nuôi sống cả gia đình

Những người đến đây tìm việc không chỉ ở các bản làng trong huyện Sapa mà cả những người dân quanh thị trấn. Họ có một điểm chung là đều không có công việc ổn định, phải nuôi bản thân và gia đình… Được biết có những người làm nghề này đã mấy chục năm nay.

“Công việc cũng không có đều, ngày nào đi thì được khoảng 150.000 đồng đến 200.000 đồng/ngày, bình quân hàng tháng cũng được khoảng 3 triệu, số tiền này mình đem về nuôi cả nhà”, anh Châu A Sử cho biết thêm.

21558559b_3b26e05c4a45a767ba06d1f22b60ac50_50061958.2.jpg

Hối hả lên đường đi “kiếm cơm”

Có những người dù chịu khó đi “chợ” là vậy, nhưng trong tháng lại nhiều ngày không nhận được việc gì, vì thế thu nhập cũng ít đi trong khi gánh nặng cuộc sống đang đè nặng lên những đôi vai gầy. Anh Lý A Báng ở Ô Quy Hồ, Huyện Sapa, Lào Cai, vẻ mặt buồn rầu kể: “Từ hôm qua đến giờ chưa nhận được việc gì làm, cố đợi buổi chiều mong có việc gì làm, còn phải kiếm tiền về nuôi vợ con nữa”.  

Tuy là một nghề vất vả nhưng “chợ người” cũng đã tạo thu nhập cho một bộ phận người dân ở huyện SaPa, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, đặc biệt là người dân tộc thiểu số quanh năm vẫn sống trong cảnh đói nghèo ở nơi đây. Họ tìm đến với “chợ người” với ước mơ kiếm được việc làm, có thể nuôi sống bản thân và gia đình, vì vậy dù có ngày không được ai thuê nhưng họ vẫn kiên nhẫn chờ đợi “khách” đến với mình .

Cảnh tượng ồn ào mỗi khi có khách đến tìm thợ dường như làm con người nơi đây quên đi cái giá lạnh của đất trời. Nó đã tạo nên một nét độc đáo, đặc trưng của một chốn “chợ người” giữa không gian bao la của núi rừng, đó cũng là điểm khác giữa thiên đường du lịch Sa Pa với những địa danh khác.

                                                                                                Mỹ Nga

Truyền hình K29A2

Học viện Báo chí và Tuyên truyền


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN