Độc đáo mây tre đan Phú Vinh
(Sóng trẻ) - Những sợi mây đơn giản qua bàn tay khéo léo của người thợ trở thành các sản phẩm mỹ thuật độc đáo. Sản phẩm này mang đậm nét văn hóa hồn hậu của quê hương Phú Vinh, Chương Mỹ, Hà Nội.
Sản phẩm đa dạng
Phú Vinh từ lâu được biết đến là cái nôi của những sản phẩm mây tre đan. Phải tới đây ta mới thấy được tâm huyết của những nghệ nhân dồn vào sản phẩm. Và cứ thế cha truyền con nối, họ học nghề theo kiểu cầm tay chỉ việc. Từ đó nghề mây tre đan phát triển rộng rãi.
Trước đây Phú Vinh sản xuất chủ yếu là các sản phẩm trang trí nội thất. Khi nhu cầu xã hội phát triển, họ sáng tạo và làm ra những vật dụng hữu ích với cuộc sống con người như rổ, rá, lọ, chao đèn… Các sản phẩm này không chỉ có ứng dụng cao mà còn thể hiện tính mỹ thuật độc đáo. Hơn thế, mỗi gia đình lại chuyên về từng loại sản phẩm tạo nên sự đa dạng về mẫu mã và hình dáng.
Người dân Phú Vinh làm ra nhiều sản phẩm đa dạng từ mây tre đan
Một điều đặc biệt là Phú Vinh còn nổi tiếng với những bức tranh nghệ thuật từ các sợi mây tre thiên nhiên. Qua đôi bàn tay tài hoa của người nghệ nhân, những sợi mây này trở thành bức tranh hết sức tinh xảo. Mỗi tác phẩm chân dung lại mang sắc thái riêng mà người thợ gọi là có hồn. Vì thế khi dùng mây kết chân dung, người đẹp là chưa đủ mà còn phải giống. Nhưng giống thôi cũng chưa đủ mà lại cần phải đẹp. Và đẹp mà không giống người thật thì đẹp cũng bỏ đi. Nói về điều này, nghệ nhân Nguyễn Văn Trung, người đầu tiên đan những bức tranh chân dung bằng mây chia sẻ: “Kết chân dung mây không phải là truyền thần mà là nghệ thuật dùng mây để diễn tả nhân vật”.
Cách đan sáng tạo
Theo các nghệ nhân có kinh nghiệm thì nghề mây tre đan có khuôn mực của nó. Đó là phương pháp kỹ thuật đan cài. Vì thế dù là thợ hay nghệ nhân, sản phẩm đơn giản hay cầu kỳ đều tuân thủ theo khuôn mẫu này.
Với cách đan truyền thống là đan long mốt, long đôi và long ba, người dân nơi đây khéo léo kết hợp các nan lên xuống khác nhau để tạo hình. Từ ba lối đan cơ bản này, người làng Phú Vinh đã sáng tạo ra hàng trăm cách đan khác nhau. Tùy theo từng sản phẩm mà người thợ sử dụng lối đan cho phù hợp như đan xương cá, đan kiểu tết…Với sản phẩm đòi hỏi độ tinh tế cao thì người thợ kết hình hoa và kết hợp màu sắc tạo hoa văn nổi. Thậm chí trong cùng một sản phẩm người thợ sử dụng 3,4 cách đan đặc biệt là đan tranh bằng mây.
Những chiếc chao đèn do làng Phú Vinh làm với kiểu dáng và lối đan độc đáo
Dưới bàn tay của người làm nghề, không một thứ gì là mất đi cả. Vì thế có vật dụng làm bằng cật của sợi mây, sợi giang, nhưng có sản phẩm lại sản xuất hoàn toàn bằng lõi mây. “Người thợ phải biết vận dụng các chất liệu cũng như kiểu đan khác nhau để tạo nên các sản phẩm lạ mắt và độc đáo”, nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh cho biết.
Chỉ dùng hai màu
Nếu như họa sĩ vẽ tranh có thể dùng tới 7 màu cơ bản thì nghệ nhân mây tre chỉ dùng hai màu: đen và vàng. Chỉ với hai màu này người nghệ nhân đã nghiên cứu, tìm tòi làm ra vô vàn tác phẩm nghệ thuật.
Hơn thế, màu sắc này được tạo hoàn toàn bằng kỹ thuật lên màu tự nhiên. Để tạo màu vàng người ta ngâm nan vào nước lá cây sồi đun sôi, còn tạo màu đen thì ngâm nan vào bùn ao rồi phơi khô. Phương pháp này vừa làm cho những sợi mây bền đẹp vừa thân thiện với môi trường.
Chỉ với hai màu vàng và đen người thợ Phú Vinh sáng tạo ra nhiều sản phẩm đẹp mắt
Cũng bởi thế mà nhiều du khách tới thăm làng nghề tỏ ra khá thích thú với sản phẩm nơi đây. Chị Anna, Việt kiều tại Pháp nói: “Tôi đến đây bởi tôi rất ấn tượng với các sản phẩm này. Chúng được làm từ vật liệu thiên nhiên. Tôi muốn học cách đan các vật dụng này và được người dân giúp đỡ rất nhiệt tình”.
Có thể khẳng định rằng trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của mình, nghề mây tre đan Phú Vinh đã giữ vững những giá trị truyền thống tốt đẹp. Cùng với sự năng động và sáng tạo, người dân nơi đây đem sản phẩm làng quê mình chiếm lĩnh thị trường trong và nài nước.
Sản phẩm đa dạng
Phú Vinh từ lâu được biết đến là cái nôi của những sản phẩm mây tre đan. Phải tới đây ta mới thấy được tâm huyết của những nghệ nhân dồn vào sản phẩm. Và cứ thế cha truyền con nối, họ học nghề theo kiểu cầm tay chỉ việc. Từ đó nghề mây tre đan phát triển rộng rãi.
Trước đây Phú Vinh sản xuất chủ yếu là các sản phẩm trang trí nội thất. Khi nhu cầu xã hội phát triển, họ sáng tạo và làm ra những vật dụng hữu ích với cuộc sống con người như rổ, rá, lọ, chao đèn… Các sản phẩm này không chỉ có ứng dụng cao mà còn thể hiện tính mỹ thuật độc đáo. Hơn thế, mỗi gia đình lại chuyên về từng loại sản phẩm tạo nên sự đa dạng về mẫu mã và hình dáng.
Người dân Phú Vinh làm ra nhiều sản phẩm đa dạng từ mây tre đan
Một điều đặc biệt là Phú Vinh còn nổi tiếng với những bức tranh nghệ thuật từ các sợi mây tre thiên nhiên. Qua đôi bàn tay tài hoa của người nghệ nhân, những sợi mây này trở thành bức tranh hết sức tinh xảo. Mỗi tác phẩm chân dung lại mang sắc thái riêng mà người thợ gọi là có hồn. Vì thế khi dùng mây kết chân dung, người đẹp là chưa đủ mà còn phải giống. Nhưng giống thôi cũng chưa đủ mà lại cần phải đẹp. Và đẹp mà không giống người thật thì đẹp cũng bỏ đi. Nói về điều này, nghệ nhân Nguyễn Văn Trung, người đầu tiên đan những bức tranh chân dung bằng mây chia sẻ: “Kết chân dung mây không phải là truyền thần mà là nghệ thuật dùng mây để diễn tả nhân vật”.
Cách đan sáng tạo
Theo các nghệ nhân có kinh nghiệm thì nghề mây tre đan có khuôn mực của nó. Đó là phương pháp kỹ thuật đan cài. Vì thế dù là thợ hay nghệ nhân, sản phẩm đơn giản hay cầu kỳ đều tuân thủ theo khuôn mẫu này.
Với cách đan truyền thống là đan long mốt, long đôi và long ba, người dân nơi đây khéo léo kết hợp các nan lên xuống khác nhau để tạo hình. Từ ba lối đan cơ bản này, người làng Phú Vinh đã sáng tạo ra hàng trăm cách đan khác nhau. Tùy theo từng sản phẩm mà người thợ sử dụng lối đan cho phù hợp như đan xương cá, đan kiểu tết…Với sản phẩm đòi hỏi độ tinh tế cao thì người thợ kết hình hoa và kết hợp màu sắc tạo hoa văn nổi. Thậm chí trong cùng một sản phẩm người thợ sử dụng 3,4 cách đan đặc biệt là đan tranh bằng mây.
Những chiếc chao đèn do làng Phú Vinh làm với kiểu dáng và lối đan độc đáo
Dưới bàn tay của người làm nghề, không một thứ gì là mất đi cả. Vì thế có vật dụng làm bằng cật của sợi mây, sợi giang, nhưng có sản phẩm lại sản xuất hoàn toàn bằng lõi mây. “Người thợ phải biết vận dụng các chất liệu cũng như kiểu đan khác nhau để tạo nên các sản phẩm lạ mắt và độc đáo”, nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh cho biết.
Chỉ dùng hai màu
Nếu như họa sĩ vẽ tranh có thể dùng tới 7 màu cơ bản thì nghệ nhân mây tre chỉ dùng hai màu: đen và vàng. Chỉ với hai màu này người nghệ nhân đã nghiên cứu, tìm tòi làm ra vô vàn tác phẩm nghệ thuật.
Hơn thế, màu sắc này được tạo hoàn toàn bằng kỹ thuật lên màu tự nhiên. Để tạo màu vàng người ta ngâm nan vào nước lá cây sồi đun sôi, còn tạo màu đen thì ngâm nan vào bùn ao rồi phơi khô. Phương pháp này vừa làm cho những sợi mây bền đẹp vừa thân thiện với môi trường.
Chỉ với hai màu vàng và đen người thợ Phú Vinh sáng tạo ra nhiều sản phẩm đẹp mắt
Cũng bởi thế mà nhiều du khách tới thăm làng nghề tỏ ra khá thích thú với sản phẩm nơi đây. Chị Anna, Việt kiều tại Pháp nói: “Tôi đến đây bởi tôi rất ấn tượng với các sản phẩm này. Chúng được làm từ vật liệu thiên nhiên. Tôi muốn học cách đan các vật dụng này và được người dân giúp đỡ rất nhiệt tình”.
Có thể khẳng định rằng trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của mình, nghề mây tre đan Phú Vinh đã giữ vững những giá trị truyền thống tốt đẹp. Cùng với sự năng động và sáng tạo, người dân nơi đây đem sản phẩm làng quê mình chiếm lĩnh thị trường trong và nài nước.
Trịnh Thị Quỳnh Trang
Phát thanh K31
Phát thanh K31
Cùng chuyên mục
Bình luận