Độc đáo múa rối chào mừng đại lễ 1000 năm
(Sóng Trẻ) - Nhằm chuẩn bị cho chương trình nghệ thuật Chào mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và tham dự Liên hoan múa rối quốc tế lần thứ II tại Việt Nam, các nghệ sĩ của Nhà hát múa rối Thăng Long đã tiến hành tổng duyệt hai chương trình múa rối cạn và múa rối nước vào ngày 24/8 vừa qua.
Chương trình đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo khán giả thủ đô. Buổi tổng duyệt gồm chương trình múa rối nước diễn ra vào lúc 9h30 và chương trình múa rối cạn diễn ra vào lúc 20h cùng ngày.
Tác giả kịch bản và đạo diễn của tiết mục múa rối nước là nhóm tác giả Hoàng Tuấn, NSƯT Đăng Tiến, Chu Lượng và tập thể diễn viên Nhà hát múa rối Thăng Long. Đây là vở diễn miêu tả cuộc sống lao động hàng ngày của người dân lao động, những phong tục tập quán, lễ hội văn hóa dân gian… Các nghệ sĩ đã kết hợp những đường nét múa với chất liệu âm nhạc đồng bằng Bắc Bộ trong các tiết mục: Hứng dừa, Hát quan họ, Rước thành hoàng làng, Hát trầu văn, Cá hóa rồng…Qua đó thể hiện cái nhìn toàn diện, sâu sắc về đời sống xã hội Việt Nam.
Vở rối cạn “Câu chuyện tình người” được xây dựng theo chuyện cổ tích Tấm Cám. Người xem sẽ thấy một cô Tấm chịu nhiều cơ cực nhưng vẫn đằm thắm tình người, vốn là nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Trong vở diễn, nhân vật Cám lại là một cô gái thơ ngây, dưới sự sắp đặt mưu mô của bà mẹ mà trở nên mù quáng, ích kỷ. Khán giả sẽ cảm thấy cô Cám đáng thương chứ không đáng ghét.
Tác giả kịch bản, NSƯT Đăng Tiến và đạo diễn Hoàng Tuấn đã dàn dựng nhiều trò rối lạ như “trò chim sẻ, trò gà, trò hội xuân…”, cùng với sự thử nghiệm tạo hình con rối Cá bống mô phỏng con giống đèn lồng vào ngày Rằm trung thu. Đặc biệt phần âm nhạc của nhạc sỹ Đặng Hữu Phúc tạo ấn tượng đặc biệt, làm nổi bật chủ đề của vở diễn.
Vở diễn gửi gắm ý nghĩa: mọi người đều có khát vọng được sống hạnh phúc ấm no là lẽ thường tình nhưng không phải bằng mưu mô, giành giật mọi giá. Quyền lực, giàu sang rồi cũng sẽ trở thành cát bụi, chỉ có tình người là sống mãi muôn đời.
Nài ra, trong Liên hoan múa RốiQuốc tế năm nay, đoàn nghệ sĩ múa rối nhà hát Thăng Long còn có thêm tiết mục độc diễn múa rối của nghệ sĩ Thủy Tiên. Tiết mục rối Micheal Jackson và tiếng trống Pa-ra-nưng của chị đã nhận được sự hưởng ứng rất nồng nhiệt của khán giả.
Đây là thành quả lao động nghệ thuật bền bỉ, miệt mài của tập thể nghệ sĩ, diễn viên nhà hát. Hy vọng trong làn tham dự liên hoan sắp tới, các nghệ sĩ của chúng ta sẽ giành được nhiều thành tích cao và giới thiệu loại hình nghệ thuật dân tộc độc đáo tới bạn bè năm chấu.
Chương trình đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo khán giả thủ đô. Buổi tổng duyệt gồm chương trình múa rối nước diễn ra vào lúc 9h30 và chương trình múa rối cạn diễn ra vào lúc 20h cùng ngày.
Tác giả kịch bản và đạo diễn của tiết mục múa rối nước là nhóm tác giả Hoàng Tuấn, NSƯT Đăng Tiến, Chu Lượng và tập thể diễn viên Nhà hát múa rối Thăng Long. Đây là vở diễn miêu tả cuộc sống lao động hàng ngày của người dân lao động, những phong tục tập quán, lễ hội văn hóa dân gian… Các nghệ sĩ đã kết hợp những đường nét múa với chất liệu âm nhạc đồng bằng Bắc Bộ trong các tiết mục: Hứng dừa, Hát quan họ, Rước thành hoàng làng, Hát trầu văn, Cá hóa rồng…Qua đó thể hiện cái nhìn toàn diện, sâu sắc về đời sống xã hội Việt Nam.
Vở rối cạn “Câu chuyện tình người” được xây dựng theo chuyện cổ tích Tấm Cám. Người xem sẽ thấy một cô Tấm chịu nhiều cơ cực nhưng vẫn đằm thắm tình người, vốn là nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Trong vở diễn, nhân vật Cám lại là một cô gái thơ ngây, dưới sự sắp đặt mưu mô của bà mẹ mà trở nên mù quáng, ích kỷ. Khán giả sẽ cảm thấy cô Cám đáng thương chứ không đáng ghét.
Tác giả kịch bản, NSƯT Đăng Tiến và đạo diễn Hoàng Tuấn đã dàn dựng nhiều trò rối lạ như “trò chim sẻ, trò gà, trò hội xuân…”, cùng với sự thử nghiệm tạo hình con rối Cá bống mô phỏng con giống đèn lồng vào ngày Rằm trung thu. Đặc biệt phần âm nhạc của nhạc sỹ Đặng Hữu Phúc tạo ấn tượng đặc biệt, làm nổi bật chủ đề của vở diễn.
Nài ra, trong Liên hoan múa RốiQuốc tế năm nay, đoàn nghệ sĩ múa rối nhà hát Thăng Long còn có thêm tiết mục độc diễn múa rối của nghệ sĩ Thủy Tiên. Tiết mục rối Micheal Jackson và tiếng trống Pa-ra-nưng của chị đã nhận được sự hưởng ứng rất nồng nhiệt của khán giả.
Đây là thành quả lao động nghệ thuật bền bỉ, miệt mài của tập thể nghệ sĩ, diễn viên nhà hát. Hy vọng trong làn tham dự liên hoan sắp tới, các nghệ sĩ của chúng ta sẽ giành được nhiều thành tích cao và giới thiệu loại hình nghệ thuật dân tộc độc đáo tới bạn bè năm chấu.
Linh Chi
Cùng chuyên mục
Bình luận