Độc đáo thú chơi đầu băng cối
(Sóng Trẻ) - Có một thú chơi giúp con người thả hồn về những hoài niệm một thời đã xa, đưa ta sống chậm lại giữa những xô bồ của cuộc sống, đó chính là thú chơi đầu băng cối đầy độc đáo.
Những người đã từng sống qua thời kì những năm 60, 70 của thế kỉ trước hẳn sẽ không bao giờ quên được hình ảnh những dàn đầu băng cối cồng kềnh nhưng lại là cả một gia tài, đại diện cho một thời kì vàng son của công nghệ, tạo lên một làn sóng nhạc vàng mộc mạc lúc bấy giờ.
Những đầu băng cối từng là cả một gia tài.
Chơi đầu băng cối không giống với những thú chơi khác, bởi đầu rất dễ hỏng, xuống cấp khá nhanh, và phần lớn đều có tuổi đời trên 30 năm nên hầu như không có đồ thay thế. Chính vì vậy, thật khó để tìm được một chiếc đầu băng cối trong tình trạng nguyên bản và hoạt động tốt.
Phần lớn những chiếc đầu băng cối đều có tuổi đời trên 30 năm.
Âm thanh của đầu băng cối, đĩa than là âm thanh tự nhiên, mộc mạc không qua xử lý nhiều, thể hiện chủ đạo chất giọng thật của ca sĩ bao trùm lên nhạc nền làm cho người nghe thấy được cái hồn của bài nhạc. Đây chính là nét độc đáo mà những đồ âm thanh kĩ thuật số hiện nay không có được.
Những người đến với đầu băng cối đều có tâm hồn hoài cổ, lưu luyến một thời đã xa, họ thích thả hồn vào những bản nhạc vàng gần gũi, thân quen của Thanh Tuyền, Phương Dung hay của Trịnh Công Sơn
Không chỉ những người già mới chơi đầu băng cối. Mà giờ đây chính giới trẻ cũng bị mê mẩn bởi những bộ máy “cổ lỗ sĩ” này. Người chơi đầu băng cối hiện nay vẫn luôn phải săn tìm qua các mối hàng ở Nhật, Mĩ hay Campuchia. Từ những chi tiết rất nhỏ như đầu từ, đồng hồ hiển thị...đều phải nhập từ nước nài với giá khá cao. Đôi khi họ phải bỏ ra gần chục triệu đồng mua một chiếc đầu đã hỏng chỉ để lấy một bộ phận nào đó mà thôi. Thế mới biết, chơi đầu băng cối thật lắm công phu, xứng đáng là thú chơi chỉ dành cho những người có niềm đam mê thực sự.
Nguyễn Hiển
Lớp Truyền hình K31 A1
Cùng chuyên mục
Bình luận