Dự án từ thiện ý nghĩa của chàng trai “không gương mặt”
(Sóng Trẻ) - Trải qua 12 lần phẫu thuật gương mặt bị biến dạng do bom mìn chiến tranh gây ra, Nguyễn Đức Huynh – nhân vật chính trong bộ phim tài liệu nổi tiếng “The boy with no face” đã trở thành một chàng trai 24 tuổi trưởng thành. Quan trọng hơn, trải qua một chặng đường dài tìm lại khuôn mặt, giờ đây với anh, không còn cuộc phẫu thuật nào quan trọng hơn việc cống hiến và giúp đỡ cho những người kém may mắn hơn mình.
Ký ức khó quên của cậu bé Quảng Trị
Gần 20 năm về trước, cuộc đời Nguyễn Đức Huynh đã gặp phải một biến cố lớn. Trong một lần đi học về tò mò ghé vào xem người hàng xóm đang tìm cách gia công quả bom chứa phốt pho để lấy phế liệu, quả bom phát nổ đã khiến người hàng xóm chết tại chỗ, người em trai ngất lịm, còn Huynh toàn thân cháy xém và gương mặt biến dạng.
Sau hai tháng ra viện, cậu bé 6 tuổi Nguyễn Đức Huynh đã bắt đầu nhận thấy mình là tâm điểm của những ánh mắt. Gương mặt của cậu đã không còn được như trước. Huynh bắt đầu thấy tự ti về nại hình khi đi học hay đi chơi bị bạn bè trêu chọc là “thằng mặt sẹo”.
Hình ảnh Nguyễn Đức Huynh trước và sau khi gặp tai nạn
Thế nhưng “phép nhiệm màu”đã tìm đến cậu bé Huynh. Forke Ryden – khi ấy là một phóng viên phụ trách viết bài về khu vực Đông Nam Á. Chủ đề mà ông theo đuổi là vấn đề bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, do vậy mà ông đã đến Quảng Trị. Và tình cờ thay, ông đã bắt gặp được hình ảnh một cậu bé ngồi trên bậc thềm nhà, đang cố gắng lấy tay che mặt, với đôi mắt buồn. Hình ảnh này đã gây ấn tượng mạnh mẽ với ông.
Bộ phim tài liệu “The boy with no face” ( Chàng trai không có gương mặt) nhanh chóng nhận được sự quan tâm trên nhiều phương tiện thông tin ở các quốc gia khác nhau. Và một trong số những người xúc động với hình ảnh gương mặt cậu bé trong bộ phim tài liệu này là doanh nhân ran Arvinius. Ông đã liên hệ để giúp đỡ Huynh và gia đình. Sau 2 năm, với 3 lần phẫu thuật không thành ở Việt Nam, ran đã đưa hai cha con Huynh sang Mỹ để thực hiện nhiều cuộc phẫu thuật khác, với hy vọng tìm lại gương mặt và niềm tin cho Huynh.
Gây dựng dự án từ thiện mang tên hai nhân vật thay đổi cuộc đời mình
Trải qua 12 lần phẫu thuật, thấm thoát thời gian trôi đi, cậu bé Huynh ngày nào nay đã tốt nghiệp trường ĐH Điện lực và sắp trở thành doanh nhân trong hoạt động kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ. Nỗi lo sợ và tự ti về gương mặt nay đã được thay thế bởi lòng nhiệt huyết, cống hiến.
Dự án mang tên ran & Folke handicrafts – tên của hai người đã giúp đỡ Huynh đã được anh xây dựng nên với mục đích tạo việc làm, thu nhập ổn định cho nạn nhân bom mìn tại Quảng Trị, thông qua việc làm đồ thủ công chuồn chuồn tre.
Mở đầu ran & Folke Handicrafts, Huynh chủ động liên lạc với các bạn du học sinh Việt Nam tại Úc để tìm đầu ra chắc chắn và thật ổn định cho sản phẩm. Cùng với thị trường Úc, Huynh tìm đến những cửa hàng chuyên về đồ thủ công ở Quảng Trị để có thể đảm bảo hàng sản xuất có thị trường tiêu thụ tốt nhất.
Song song với việc liên hệ thị trường, Huynh cũng chủ động dành thời gian gần 1 tháng về Thái Bình để tự học làm chuồn chuồn tre. Kết thúc thời gian học việc, Huynh nhanh chóng trở lại Quảng Trị để tìm học viên là các nạn nhân bom mìn tại địa phương.
Với những nỗ lực không mệt mỏi, sau gần 2 tháng thực hiện, từ tháng 6/2013 – 8/2013, Huynh và ran & Folke Handicrafts đã thu được những thành công bước đầu khi 3 nạn nhân bom mìn cũng là 3 đối tượng hưởng lợi đầu tiên đã có tay nghề thành thạo trong công việc làm chuồn chuồn tre và các sản phẩm của họ được tiêu thụ thuận lợi tại Quảng Trị và Úc.
Nguyễn Đức Huynh cùng phóng viên Folke (trái) và ran (phải)
Huynh chia sẻ: “ Sau khi ra trường, mình muốn làm kinh doanh, nhưng việc kinh doanh ấy phải giúp đỡ việc làm cho cả những nạn nhân bom mìn khác giống mình. Mình muốn họ cũng nhận được may mắn từ người có tấm lòng tốt, như mình từng được nhận từ chú ran và chú Folke. Cũng tình cờ, mình được một người bạn giới thiệu đến học nghề làm mô hình đồ chơi“ chuồn chuồn tre” ở Huyện Đông Hưng, Thái Bình.”
Huynh và trợ lý nại trưởng Mỹ (phải) trong dịp phái đoàn Chính phủ Mỹ đến thăm mô hình
Với dự án nhân đạo của mình. Huynh đã vinh dự được ông Samuel Peres - trợ lý nại trưởng mỹ và bà Emma Atkinson - cán bộ chương trình văn phòng tháo gỡ vũ khí, Cục quân chính Bộ nại giao Mỹ đến Việt Nam thăm mô hình này.
Sau 12 lần phẫu thuật, gương mặt anh dù chưa hẳn lành lặn như mọi người, nhưng nhân cách và tấm lòng thì đã đẹp đẽ lắm. Chắc rằng, anh bây giờ chỉ muốn dành lần phẫu thuật thứ 13, 14... thậm chí nhiều hơn thế nữa, cho những người chưa hoàn thiện niềm tin vào cuộc sống...
Trần Xuân Quỳnh
Phát thanh K31
Cùng chuyên mục
Bình luận