EU đóng cửa biên giới để ngăn chặn cuộc khủng hoảng virus corona

(Sóng trẻ) - Liên minh châu Âu chính thức đồng ý tạm thời đóng cửa biên giới bên nài cho tất cả hoạt động "không cần thiết" đến từ các nước thứ ba, cùng với hy vọng dập tắt sự bùng nổ nội bộ chính trị do virus corona gây ra cho liên minh các nước này.

Hiện tại, những thứ duy nhất được phép du nhập vào là hàng hóa, thiết bị y tế và trong một số trường hợp cần thiết trong việc kiểm soát sự lây lan của virus corona. Các giải pháp này sẽ được duy trì trong 30 ngày và sẽ không áp dụng cho Vương quốc Anh - đã rời khỏi EU vào đầu năm nay vẫn đang trong giai đoạn chuyển tiếp với khối EU.

077cc9d9d_chauaudongcuabiengioi.jpg

EU tiến hành đóng cửa biên giới để ngăn chặn dịch virus corona bùng phát

Thỏa thuận này không ràng buộc về mặt pháp lý và dựa vào các nhà lãnh đạo tuân thủ các cam kết được đưa ra trong cuộc gọi hội nghị khẩn cấp vào ngày 17/3. "Hiện tại việc thực hiện các giải pháp này tùy thuộc vào chính phủ các nước... hầu hết các nhà lãnh đạo đều đồng ý thực thi ngay lập tức", Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula Von Der Leyen thông báo ngay sau khi đạt được thỏa thuận.

Động thái này được đưa ra sau khi virus corona bùng phát ở châu Âu và tạo ra căng thẳng chính trị giữa các quốc gia thành viên, gây áp lực lớn đối với Brussels để buộc họ phải hành động, mặc dù các cơ quan trung ương của EU có ít thẩm quyền chính thức đối với chính sách y tế hoặc biên giới của quốc gia.

077cc9d9d_hodichcovid19chauau1584491246width960height678.jpg

Tổ chức có trụ sở đặt tại Brussels - thủ đô nước Bỉ hy vọng rằng bằng cách đóng cửa biên giới bên nài liên minh EU, chính phủ của các nước sẽ sẵn sàng mở lại biên giới nội bộ khi mà trước đó một số quốc gia thành viên bao gồm Pháp, Tây Ban Nha, Đan Mạch đã đóng cửa biên giới nước mình để đối phó với đại dịch. Ngày 17/3 Đức - quốc gia thành viên giàu có và quyền lực nhất của EU đã tuyên bố đóng cửa một số biên giới.

EU cho rằng việc mở lại biên giới nội bộ của EU sẽ giúp các nước thành viên trong khu vực phản ứng và phối hợp chống lại dịch virus corona một cách dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, EU cũng mong muốn những biên giới hoạt động như bình thường vì lý do chính trị. Khu vực Schengen được các quan chức ở Brussels coi là trung tâm của dự án châu Âu và là thị trường quan trọng của EU. Đây cũng là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất trong khối và đã bị phản đối bởi những người theo chủ nghĩa dân túy Euroskeptic với ví dụ về việc vượt qua Brussels và rủi ro an ninh. Càng kéo dài biên giới giữa các nước thành viên, họ càng lo ngại cho Brussels.

Von Der Leyen không xác nhận bất kỳ nước thành viên nào đã cam kết dỡ bỏ các lệnh hạn chế biên giới nội bộ của họ trong cuộc họp báo vào ngày 17/3. Tuy nhiên, bà ấy đã nói rằng mình "tự tin và sẽ có một động thái tích cực trong giai đoạn tiếp theo".

EU đã bị chỉ trích vì phản ứng sớm với cuộc khủng hoảng. Cho dù những chỉ trích đó có công bằng hay không thì đó cũng là một cuộc tranh luận: Brussels chỉ có thể tư vấn các nước thành viên về chính sách y tế và hành động ít hơn trong vai trò điều phối. Trong khi tình hình ở Ý đang nghiêm trở nên nghiêm trọng hơn vào vài tuần trước, thì việc thiếu sự phối hợp đã khiến các nước thành viên không tin tưởng lẫn nhau và không muốn hợp tác.

Lãnh đạo của EU sẽ hy vọng rằng những nỗ lực hiện tại sẽ đưa 27 quốc gia thành viên lại gần nhau hơn.
Hoa Lệ

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN