Gay gắt với trẻ em: Hành vi của người lớn chưa trưởng thành

(Sóng trẻ) - Sự khó chịu với trẻ em xuất phát từ trạng thái bất lực của người lớn khi không kiểm soát được tình hình.

Những ngày gần đây, cộng đồng mạng nổ ra tranh cãi khi một quán cà phê ở Đà Nẵng ra thông báo cấm trẻ em dưới 12 tuổi; với lý do trẻ em là nguyên nhân của mọi ồn ào và rắc rối. Tôi không bàn về việc cấm hay không, cũng không bàn về ngôn từ mà quán sử dụng khi đưa thông báo. Điều tôi chú ý nhất trong sự việc này là thái độ căm ghét của người lớn đối với trẻ em. Phần đông người trẻ, phụ huynh đồng tình với hướng giải quyết này. Họ thả lượt thích, bình luận, chia sẻ với thái độ sung sướng, hả hê như trút bỏ được một phiền toái.

z3975049241560_f8e8ccd8230ffa65214f6e1de23e2694.jpg
Nhiều bình luận hả hê, gay gắt với trẻ em. (Ảnh: chụp màn hình)

 

Chúng ta có đang áp đặt định kiến và có cái nhìn quá gay gắt với trẻ em hay không?

Nhìn nhận thực tế, trẻ em không phải nguyên nhân duy nhất gây ra sự ồn ào ở không gian công cộng và bán công cộng. Ở các quán cà phê, không thiếu những cánh mày râu hút thuốc trong khu vực cấm, nhóm thanh niên chơi bài bạc rồi văng ra những lời chửi rủa thô tục; thậm chí là xích mích và gây gổ. Hay nhóm học sinh, sinh viên họp CLB, bàn bài tập nhóm. Và những cô bác lứa tuổi trung niên váy vóc xúng xính biến quán nước thành studio,...

Thế nhưng, mọi người chỉ gay gắt với trẻ em, luôn tìm cách tránh xa và loại bỏ chúng. Thái độ này xuất phát từ sự coi thường trẻ em. Họ quy chụp, áp đặt rằng trẻ em chưa biết suy nghĩ, hành xử bột phát và không có năng lực kiểm soát hành vi.

Sự khó chịu ấy xuất phát từ bản thân trẻ em hay xuất phát từ trạng thái bất lực của người lớn khi không kiểm soát được tình hình? Khách hàng bất lực vì trẻ em làm hỏng đồ nhưng không biết bắt đền ai, chủ quán bất lực vì không thể nhắc nhở trẻ em thôi chạy nhảy, bố mẹ bất lực vì không thể ép con theo ý của mình. Nhìn rộng hơn, đó còn là sự bất lực của hệ thống giáo dục khi không thể nuôi dạy trẻ em phát triển một cách toàn diện, của cấu trúc xã hội khi không có đủ sân chơi cho trẻ em. 

Rõ ràng, sự khó chịu này xuất phát từ chính bản thân người lớn khi họ không thể tìm ra hướng giải quyết, không nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng. Vậy nên, họ lên mạng xã hội để chia sẻ, phàn nàn và ca thán, hòng kiếm tìm một sự đồng cảm cho những uất ức trong thời gian qua. Chính vì vậy, việc để lại những tố cáo, “bóc phốt” trẻ em với thái độ hả hê, thỏa mãn thực sự là hành vi thiếu văn minh và chưa trưởng thành.

Ngoài ra, nếu chúng ta còn gay gắt với trẻ em thì nạn bạo lực sẽ mãi mãi không được giải quyết. Việc căm ghét, thù hằn lâu dài sẽ hình thành tâm lý muốn tránh xa và loại bỏ trẻ em ra khỏi cuộc sống riêng tư, thúc đẩy hành vi bạo lực. Khi ấy, mọi lý do như “trẻ em hư, không thể dạy bảo”, “chúng gây rối” sẽ trở thành công cụ để hợp lý hoá hành vi bạo lực của người lớn; ngụy biện cho những giải pháp thiếu nhân văn.

Chúng ta không thể đòi hỏi trẻ em hoàn hảo, hành xử như một người trưởng thành đã có nhiều trải nghiệm trong cuộc đời. Chúng ta cần thời gian để lớn lên, để có suy nghĩ và hành động chín chắn hơn. Trẻ em cũng vậy. Thái độ căm ghét trẻ em như một cái gai trong mắt không thể làm xã hội tiến bộ hơn. Đó chỉ là biểu hiện cho những ấm ức của người lớn chưa trưởng thành, đang giãy giụa vì không thể làm chủ cảm xúc của chính mình.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN