Giá cả tăng, sinh viên đi làm thêm

(Sóng Trẻ) Rời quê lên thành phố học, các bạn sinh viên phải vật lộn với cuộc sống. Đặc biệt khi giá cả mọi thứ tăng liên tục như hiện nay khiến cho khoản trợ cấp từ phía gia đình không đủ trang trải cho sinh hoạt. Cũng vì vậy mà không ít sinh viên phải tất tả làm thêm kiếm tiền.

Rất nhiều bạn sinh viên phấn khởi với niềm vui khi được đến với giảng đường đại học. Giờ đây, sau một năm học và sinh sống ở thủ đô, có nhiều bạn phải tất bật với cuộc sống nơi thành thị vừa học, vừa phải làm thêm để có tiền trang trải cuộc sống đắt đỏ. Vì gia đình khó khăn tiền bố mẹ gửi không đủ trang trải sinh hoạt phí khi giá cả tăng leo thang. 
Trong thời buổi giá cả tăng vùn vụt, giá phòng tăng, giá điện không hề giảm, chi phí sinh hoạt đắt đỏ, nhu cầu sống cũng tăng lên. Để có tiền trang trải thì các bạn sinh viên đã tìm đến những công việc phục vụ bàn, pha chế, lễ tân, phát tờ rơi…

82f8fd086_hinh_anh_1.jpg
Nhiều sinh viên phải chấp nhận công việc tạm thời để trang trải sinh hoạt phí- nguồn internet

Bạn Na Phạm tâm sự: “Mình quê ở Nghệ An, bố mẹ làm nông nên việc mình xuống Hà Nội học là thêm gánh nặng. Vì vậy, bây giờ một buổi lên lớp học, còn một buổi mình đi bán hàng quần áo. Mỗi tháng mình làm đủ ngày thì được 1 triệu rưỡi. Số tiền này mình góp thêm vào số tiền bố mẹ cho để trang trải việc học”. 

Sinh viên phải đi làm thêm vì số tiền bố mẹ cho không đủ trang trải cho ăn ở, học hành. Nếu như trước đây với 10 ngàn đồng sinh viên có thể mua suất cơm bình dân thì bây giờ số tiền đó không đủ mua hộp cơm. Khó khăn về vật chất khiến cho nhiều bạn buộc phải làm thêm kiếm sống, trang trải phần nào cuộc học tập sinh hoạt nơi thủ đô.

82f8fd086_hinh_anh_2.jpg
 Giá cả tăng sinh viên đi làm thêm- nguồn internet

Có một điều đáng báo động là không ít sinh viên xem làm thêm là công việc chính hơn cả việc học. Thấy cứ làm nhiều vừa năng động, vừa tư duy nhanh nhẹn mà lại có tiền nên không ít bạn ưu tiên việc làm thêm hơn cả việc đến lớp, trau dồi thêm các kỹ năng cần thiết như tin học, nại ngữ… Bạn Thu Hoài – Sinh viên trường Học viện Báo chí Tuyên truyền tâm sự: “Ai cũng biết bây giờ giỏi kỹ năng tin hoc là chìa khóa vàng để tìm việc, với bản thân mình lúc này phải lo kiếm tiền trang trải cuộc sống sau này học cũng được. Bây giờ học làm sao thi đừng trượt, không phải thi lại môn nào để sau khi ra trường có được tấm bằng là tốt rồi”.

Mỗi ngày, sau mỗi buổi học, nhiều sinh viên lại bươn trải đi làm thêm, mỗi người một công việc khác nhau. Không ít sinh viên chọn xe buýt là phương tiện di chuyển nên thông thường, dù đã 22h30, nhưng chuyến buýt cuối cùng vẫn chật ních người. Hầu hết những người ngồi trên xe là sinh viên đi làm thêm. Biết rằng làm thêm là tốt, là phục vụ cho cuộc sống cũng như giao tiếp của các bạn, nhưng mong các bạn sẽ xác định được đâu mới là thứ yếu. Sẽ thật sự tốt nếu các bạn vẫn biết được việc học mới là quan trọng.                                                                          
                            Hà Toàn
                                                                                                  Phát thanh K31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN