Gia đình nhiều con nhất Hà Nội - “Phúc” đông con, họa đói nghèo
(Sóng trẻ) - Gia đình chú Ngô Doãn Năm và cô Đặng Thị Hải là gia đình “đông con nhất Hà Nội”, trong vòng 22 năm liên tiếp đẻ 14 người con và sống trong căn nhà 30m vuông chật hẹp.
Cô Đặng Thị Hải và con cháu của mình trong căn nhà 30m vuông
Gia đình một mẹ và 14 người con
Đến làng Cổ Bản (phường Đông Mai, quận Hà Đông, Hà nội) theo lời chỉ dẫn của người dân trong làng tới cánh đồng lúa mênh mông nơi có một túp lều nhỏ chăn nuôi gà, bò và thủy sản là tới mảnh đất lao động kiếm sống của gia đình cô Đặng Thị Hải.
Cô Đặng Thị Hải được mệnh danh là người mẹ nhiều con nhất Hà Nội khi trong vòng 22 năm liên tiếp đẻ ra 14 người con. Trải qua 14 lần sinh nở thì có 3 lần chồng cô tự đỡ đẻ và 7 lần đẻ rơi nài lều. Chồng cô mất cách đây gần 2 năm vì mắc bệnh hiểm nghèo. Với hoàn cảnh khó khăn một mình nuôi 14 người con khôn lớn đồng thời phải chống chọi với nỗi đau mất mát người thân. Cô Hải hiện lên là một người phụ nữ khắc khổ, so với độ tuổi 51 thì trông cô có phần già nua và ốm yếu hơn.
Chân dung cô Hải ở độ tuổi 51 với những dấu vết khắc khổ hiện rõ trễ mặt
Gặp cô Hải trong giờ làm việc, bên cạnh cô là bé 8 và bé 9 đang phụ mẹ bắt cá để bán kiếm tiền và mua thức ăn cho cả gia đình. Khi được hỏi về sức khỏe và gia đình, cô Hải rất tự nhiên kể câu chuyện cuộc đời như đã từng kể qua rất nhiều lần trước đó. Cô có 14 người con trong đó 8 trai, 6 gái. Gia đình cô hiện tại có 3 người con lớn đã lập gia đình và ra ở riêng. Cô đang sông cùng 9 người con của mình cộng thêm gia đình con trai cả gồm 4 người. Chồng cô tức anh Ngô Doãn Năm mất cách đây hai năm vì mắc bệnh hiểm nghèo. Người con lớn nhất sinh năm 1989, người con nhỏ nhất thứ 13 tên là Nhân năm nay mới học cấp 1. Khi nhắc đến bé thứ 14, cô tránh ánh mắt, quay mặt đi và nói: “ Bé nhỏ nhất mất rồi, nó qua đời năm 2015 vì bị bệnh nặng khi chưa đầy 1 tuổi”.
Cô là nông dân bình thường nên ngày ngày vẫn cày cuốc kiếm sống. Có mảnh đất này là cô được chính quyền cho mượn để thả cá kiếm ăn. Tuy nhiên, khu vực này là đất thuộc dự án đã được quy hoạch nên dù đã bỏ không 10 năm nay, chính quyền thôn vẫn yêu cầu gia đình cô phải di dời. “Có mảnh đất này để kiếm sống không có nó gia đình cô không biết phải làm sao” – cô rơn rớm nước mắt khi nói.
Nghỉ trưa, cô cùng các con về nhà dùng bữa, căn nhà chỉ cách cách đồng hơn 200m. Đặt chân tới căn nhà vừa vặn 30 mét vuông, thứ đầu tiên gợi lên là mùi hôi của quần áo và mùi ẩm mốc của đồ đạc. Căn nhà mái ngói được bố trí 1 cửa chính và một ô vuông được gọi là cửa sổ nhưng mặc nhiện không có cửa. Một sân rộng tầm 10 mét vuông bên cạnh là gian buồng chỉ vừa 2 người đứng để nấu ăn. Mọi sinh hoạt của 14 người đều chung đụng trong khoảng không gian 30 mét vuông này trong suốt 30 năm qua. Căn nhà ọp ẹp chỉ có 2 chiếc giường nhưng có tới 14 người ngủ mỗi ngày.
Căn nhà nhỏ 30m vuông với quần áo và đồ dùng được vứt ở khắp mọi nơi
Vợ của anh Tới con trai cả cô Hải là chị Yên. Chị ở cùng gia đình đã hơn 5 năm. Nài việc mỗi ngày phụ mẹ chồng làm việc nài đồng chị còn lo cơm nước, nấu ăn cho cả gia đình 14 người. Bữa cơm rau dưa đạm bạc luôn tràn ngập tiếng gào hét của bọn trẻ.
Nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương, các em được đi học miễn phí. Bữa ăn là khoảng thời gian gia đình được quây quần bên nhau. Chiếc tivi 14 inch từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước là phương tiện giải trí cho cả gia đình.
Đói nghèo đeo bám - tương lai nào cho 14 người con?
Trong nhà bắt đầu xảy ra xích míc, người con trai thứ thường xuyên gây sự. Bé gái út gặp ai cũng nở nụ cười nhưng mỗi khi nói về tương lai, hỏi về ước mơ của em thì em đều lắc đầu hướng ánh nhìn xa xăm và nói “em không có ước mơ, em không biết sau này lớn lên sẽ làm gì”. Những đứa trẻ đang ngày một lớn lên nhưng không tìm đc mục tiêu của cuộc đời.
Nhà nghèo chạy ăn từng bữa, cô Hải nói rằng tương lai phía trước cô không dám nghĩ tới, cứ kiếm miếng ăn qua ngày là tốt lắm rồi. Mấy đứa lớn trưởng thành thì ra nài bươn chải kiếm được cai nghề để làm. Thằng lớn thì làm khá xa để vợ cùng 2 ngươi con lại sống cùng cô, nó có gia đình riêng chỉ mong chúng nó sống tốt nuôi đủ bản thân với gia đình chứ chị cũng không mong đợi gì nhiều.
Theo lời kể của hàng xóm cô Hải là người phụ nữ mạnh mẽ và thương yêu con. Sống là một người nông dân lao động kham khổ nhưng mặc nhiên cô không bao giờ có ý định cho con đi dù phải còng lưng lên kiếm sống từng ngày. 13 đứa con là 13 gánh nặng của cuộc đời nhưng đối với cô cho đi một đứa lại giống như đè gánh nặng ấy lên gấp đôi.
Cô Hải tâm sự:” Lắm lúc khổ quá cũng từng nghĩ đến cho con đi nhưng suy nghĩ lại lương tâm của mình, bọn trẻ tuy sống không đầy đủ nhưng có mẹ có con. Chúng nó rất sợ bị cho đi làm con nuôi. Vì vậy, tôi vẫn cố gắng được ngày nào hay ngày đấy để nuôi chúng nó ăn học”.Con cái phương trưởng nhưng cái nghèo cùng định kiến xã hội để lại cho bọn trẻ những sự tự ti nhất định. Người con thứ không muốn tiếp xúc với người lạ gặp ai cũng đội mũ và cúi mặt. Bọn trẻ lớn lên như cỏ dại. Cứ mỗi khi nhìn những đứa trẻ vẫn đang tuổi ăn tuổi lớn. vô tư vui chơi đùa nghịch cô Hải vừa hạnh phúc vừa thở dài: “ Không thể lo cho bọn trẻ cái ăn các mặc đàng hoàng. Nhà thì đông con bọn nó cứ đứa lớn chăm đứa nhỏ không được đầy đủ tình cảm của mẹ. Chúng nó lớn sợ ra nài gặp tệ nạn lại không còn bố không biết phải chăm sóc làm sao”. Nỗi lo của người mẹ để nặng chưa lên cả thể xác lẫm tâm hồn.
Người con trai thứ luôn đối với cô Hải có định kiến. Vì cô đẻ quá nhiều hàng xóm bàn tán khích bác nên luôn tỏ thái độ khó chịu với cô. Nhiều khi trong nhà xảy ra tranh cãi to tiếng cô đành phải ra lều nài cánh đồng ở tạm. Những đứa trẻ phải phụ mẹ làm việc khi còn rất nhỏ. Bé Nhân là con út trong gia đình Năm nay đang học lớp 1. Vào ngày nghỉ bé sẽ ra đồng chăn bò phụ gia đình. Tuy bọn trẻ vẫn có cái ăn, vẫn được đi học nhưng càng lớn chúng càng rụt rè và không có được cuộc sống vui vẻ.
Bé Nhân – Con trai út của gia đình tranh thủ ngày nghỉ ra đồng chăn bò phụ giúp gia đình.
Bé Tươi 12 tuổi và bé Sáng 11 tuổi là con gái nhỏ trong nhà đang độ tuổi hồn nhiên mơ mộng nhưng khi hỏi đến ước mơ sau này thì các em lắc đầu nói mình không có ước mơ. Các em nói rằng không biết sau này lớn lên sẽ làm gì. 2 em rất thích đọc sách nhưng vì gia đình không có điều kiện nên mỗi khi được tiếp xúc với sách các em rất hào hứng. Những đứa trẻ khác trong nhà thì chăm chỉ làm việc. Em Hoàng – người con thứ 7 tâm sự: “Em không làm thì cũng không biết gia đình em kiếm miếng ăn kiểu gì”
Sống một đời kham khổ từ nhỏ cho đến khi lấy chồng sinh con, cô Hải chảy nước mắt khi nghĩ về tương lai của bọn trẻ, đứa lớn đã có gia đình nhưng vẫn sống với cô, con dâu thì cũng chỉ phụ cô làm việc chứ không có cái nghề gì. Gia đình chúng nó còn khó khăn. Bọn trẻ nhiều đứa vẫn còn nhỏ lo cái ăn cái mặc còn khó, cô cảm thấy cô sống một đời quá bất hạnh.
Cô Hải mong rằng mình vẫn còn sức khỏe để lo cho đàn con bữa ăn đủ no mỗi ngày. Rời khỏi gia đình cô Hải, ngổn ngang trong lòng về câu chuyện của gia đình cô bất giác hiện lên rất nhiều những câu hỏi vì sao, giữa lòng thủ đô, còn có câu chuyện kỳ lạ của người mẹ Đặng Thị Hải và 14 người con.
Bùi Trà My
Cùng chuyên mục
Bình luận