Giải cứu nông sản có phải là biện pháp lâu dài?

(Sóng trẻ)-Hàng trăm nghìn tấn nông sản được “giải cứu” mỗi mùa mất giá. Các chiến dịch “giải cứu” diễn ra ở khắp các vùng trên cả nước, từ các điểm bán lẻ do sinh viên tình nguyện thực hiện đến các siêu thị lớn như Big C... Thế nhưng, hết mùa này đến mùa khác... người nông dân nghèo vẫn hoàn nghèo. 

Giải cứu chỉ là biện pháp trước mắt

Ngày 3/4 vừa qua, 20 tấn dưa hấu đầu tiên trong “chiến dịch giải cứu dưa” cho nông dân Quảng Ngãi được đưa ra Hà Nội. Nguyên nhân là vì giữa tháng 3, giá dưa tại ruộng “tuột dốc” thảm hại xuống còn 500 -1.000 đồng/kg. Trong khi đó, mức giá thấp nhất để có thể hoàn vốn là 2.500 đồng/kg.

Những chiến dịch giải cứu dưa và nông sản đã được phát động năm 2015. Năm 2016, giá dưa tăng cho thu lãi hơn 10 triệu đồng/ sào thì lập tức năm 2017 nông dân Quảng Ngãi ồ ạt trồng dưa. Và kết quả lại giống năm 2015. Hình ảnh những trái dưa tròn vứt chỏng chơ không ai mua hay bác nông dân khắc khổ ôm quả dưa đã nứt toác bên cánh đồng khiến nhiều người thương cảm, xót xa…đã trở thành tiền lệ.

Thực tế nông sản mất mùa hết năm này đến năm khác đã chứng minh “giải cứu” không phải là biện pháp hiệu quả về lâu dài. Những chiến dịch lớn nhỏ đã diễn ra nhưng người nông dân nghèo vẫn hoàn nghèo. Số tiền thu được từ các chiến dịch cũng chỉ hỗ trợ được phần nào nguồn vốn mà người dân bỏ ra.

36b121439_infor.jpg
 
Hơn nữa, cuộc “giải cứu” càng về sau người dân cũng thấy chán nản với việc giải cứu”. Lâu dần cũng không còn nguồn lực mà "giải cứu".
Theo ghi nhận của nhóm phóng viên, năm nay, tinh thần mua dưa ủng hộ của người dân không còn rầm rộ như những năm trước. Một số điểm bán dưa khá vắng như: Trương Định – Hoàng Mai, Nhổn – Bắc Từ Liêm...

36b121439_anh_dua_hau.jpg
Điểm giải cứu dưa vắng bóng người mua ở công viên Hòa Bình

Chị Nguyễn Thị Quỳnh (Xuân Đỉnh – Bắc Từ Liêm – Hà Nội) chia sẻ: “Mấy năm liên tục, tôi mua khá nhiều dưa hấu ủng hộbà con nông dân. Năm nay, tôi cũng có mua vài cân để ủng hộ. Tuy nhiên, tôi thấy chất lượng dưa không đảm bảo. Hơn nữa, tôi không còn mấy mặn mà, bởi lẽ không thể năm nào cũng trồng tràn lan rồi không tiêu thụ được, lại kêu gọi người dân giải cứu.”

Không chỉ chị Quỳnh mà những sinh viên tình nguyện trong mùa giải cứu dưa năm nay cũng không còn tích cực ủng hộ và ít người tham gia. Bạn Lan Anh (sinh viên tình nguyện tham gia chiến dịch giải cứu dưa - Đại học Sư phạm Hà Nội) cho biết: "Giải cứu nông sản không còn là vấn đề mới và cũng không thể tránh được dư luận trái chiều. Mình nghĩ đó chỉ là biện pháp trước mắt, còn về lâu dài thì có lẽ phải có sự định hướng của các ban ngành. Năm nay người mua không còn mặn mà và nhiệt tình như những năm trước nữa. Tuy nhiên, mình vẫn tham gia với mong muốn góp phần nào sức nhỏ giúp đỡ các bà con hoàn lại vốn”.

Thay đổi từ gốc rễ

Không chỉ có dưa hấu, những năm gần đây liên tục những chiến dịch“giải cứu” nông sản từ cà chua, khoai tây, thanh long, hành, gừng, tỏi,..được phát động. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là làm sao để nông sản có thể đến được với người tiêu dùng mà không phải thông qua những chiến dịch “giải cứu”?

Thiết nghĩ, các vấn đề như đổi mới sản xuất, dự báo đến thị trường tiêu thụ đến việc tự tìm đầu ra thực sự là việc quá sức đối với người nông dân. Vì vậy, từ phía các nhà quản lí cần đưa  ra các giải pháp tổng thể của toàn ngành nông nghiệp: Từ quy trình sản xuất, khâu dự báo thị trường, quy hoạch đến sản xuất và tiêu thụ...

Thứ nhất, qúa trình sản xuất phải được tính toán kĩ lưỡng từ việc quy hoạch vùng, lựa chọn loại cây sản xuất; công nghệ canh tác để có được nông sản chất lượng nhất. Hiện nay, đa số các nông sản chủ yếu được sản xuất theo mô hình kinh tế hộ gia đình, manh mún, không có sự liên kết hay thống nhất. Lãnh đạo các ban ngành của địa phương cần liên kết, quy hoạch vùng sản xuất để đảm bảo sự thống nhất trong quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ.
 
Sau tình trạng dồn ứ nông sản, hầu hết các địa phương đều có những thay đổi nhưng chưa thực sự mạnh mẽ và sát sao. Đây cũng là lúc để các sở, ngành, địa phương cùng phối hợp rà soát lại tất cả các loại cây trồng, vật nuôi trên địa bàn. Trong đó, cần thống kê rõ ràng diện tích, tổng đàn, giống, năng suất, sản lượng, thời điểm thu hoạch.

Hiện nay, người nông dân không kết nối được với thị trường và cung cấp đầy đủ thông tin nên dẫn đến thất bại thường xuyên. Vì vậy, cần đẩy mạnh công tác dự báo thị trường. Hiệp hội nông dân cũng như các đơn vị quản lý nông nghiệp nên có hướng dẫn, tư vấn cho người dân, không để họ trồng cây theo phong trào.

Thứ hai là vấn đề thị trường tiêu thụ. Mô hình bốn nhà, trong đó có sự liên kết giữa nông dân với nhà doanh nghiệp đã được phổ biến từ lâu nhưng phần lớn người dân đều tự “bơi” theo thị trường. Vì vậy, cần hình thành các chuỗi liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ ổn định và hiệu quả. 

Ở Hàn Quốc, Liên đoàn quốc gia Hợp tác xã Nông nghiệp Hàn Quốc (NACF) quản lý một mạng lưới dịch vụ vận chuyển nông sản từ cửa nông trại đến người tiêu dùng. Nhờ vậy mà việc sản xuất theo đúng yêu cầu của thị trường, giảm tối thiểu chi phí lưu thông, hao hụt, thất thoát. Vấn đề đầu ra cho nông sản đã được giải quyết hoàn toàn bởi các doanh nghiệp trong tay hợp tác xã.

Nài ra, một giải pháp quan trọng khác là tập trung cho mảng xúc tiến thương mại, tìm nguồn xuất khẩu cho nông sản như: tiếp tục kết nối với Bộ Công thương, tham tán kinh tế các nước để có những đánh giá thị trường xuất khẩu của quốc gia đó, yêu cầu về chất lượng hàng hóa để có những khuyến cáo kịp thời cho nông dân sản xuất phù hợp, giảm bớt rủi ro… 

Thực hiện tốt từ ngay những giai đoạn đầu tiên thì sẽ không có tình trạng dưa hay bất cứ nông sản nào còn dồn ứ. Đó cũng là định hướng đúng đắn cho việc phát triển bền nền nông nghiệp nước ta.

Đỗ Chuẩn, Lê Duyên, Phạm Huế, Đoàn Hường, Lê Linh, Nguyễn Mai
Báo chí Đa phương tiện k34a1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN