Giao lưu trực tuyến cùng Dương Xuân Quyền: Họa sĩ của tình yêu đồng giới
(Sóng Trẻ)- Dương Xuân Quyền – người được mệnh danh là họa sĩ của tình yêu đồng giới đã tham gia giao lưu trực tuyến cùng độc giả và BBT Sóng trẻ vào lúc 14h00 tại hội trường B11, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Trailer giao lưu trực tuyến với họa sĩ Dương Xuân Quyền
Mặc dù đang thực hiện vai trò là giảng viên tại Đại học Tân trào (Tuyên Quang) nhưng đam mê không ngừng với cọ vẽ, chàng họa sĩ 8X đã “mạo hiểm” chọn cho mình một lối đi riêng. Đề tài tình yêu đồng giới tuy không mới nhưng lại thử thách lòng kiên gan và sự dũng cảm của những người nghệ sĩ chân chính như anh.
Sự nỗ lực hết mình cùng nhiệt huyết của tuổi trẻ, Dương Xuân Quyền đã tạo được nhiều thiện cảm cũng như sự chú ý từ các nhà nghệ thuật cũng như Cộng đồng LGBT nói riêng. Con đường nào cũng sẽ có nhiều chông gai trước khi chạm đến hoa thơm trái ngọt, họa sĩ Dương Xuân Quyền cũng không nại lệ.
Những câu chuyện chưa từng được kể, góc khuất đằng sau những bức họa về tình yêu đồng giới, động lực nào đã khiến Dương Xuân Quyền chọn đề tài mà nhiều người ngần ngại... Tất cả sẽ được giải đáp trong chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Dương Xuân Quyền: Họa sĩ của tình yêu đồng giới”.
14h00, buổi giao lưu trực tuyến chính thức bắt đầu.
Dương Xuân Quyền tham gia thử thách nhỏ từ BBT Sóng Trẻ
Mở đầu cuộc giao lưu Dương Xuân Quyền khởi động với một thử thách nhỏ từ BBT Sóng Trẻ. Các câu hỏi được anh trả lời rất nhanh chóng, nhiệt tình như “Thế giới phẳng” là cuốn sách mà anh thích đọc, nơi anh muốn đến là nước Pháp, Nghệ sĩ mà anh ngưỡng mộ nhất là Bùi Xuân Phái,..
- Niềm đam mê nghệ thuật hội họa của anh có từ bao giờ? Và xuất phát từ đâu? (Hương Liên đến từ Hà Nội)
Niềm đam mê hội họa của tôi có từ bé, khoảng 6,7 tuổi.
- Anh quan niệm thế nào về tình yêu đồng giới? (Thu Trà ,Đại học Kinh tế Quốc dân)
Tôi quan niệm tình yêu nào cũng thế, miễn là yêu nhau và sống trọn vẹn với nhau là hạnh phúc rồi. Chỉ đơn giản như thế thôi!
- Anh bắt đầu sáng tác tranh tình yêu đồng giới từ bao giờ? ( Anh Tuấn, 36 tuổi, Nam Định)
Tôi bắt đầu sang tác tranh về tình yêu đồng giới cách đây 7 năm lúc tôi 23 tuổi. Trong thời điểm đó nó là một đề tài mới, ở Việt Nam người ta vẫn còn rất e ngại với chủ đề này.
- Trên thế giới, đồng tính đã được công nhận nhưng ở Việt Nam vẫn là vấn đề nhạy cảm. Mọi người vẫn còn kỳ thị, chưa có cái nhìn thoáng hơn về người đồng tính. vậy đâu là lí do anh chọn đề tài này trong các bức vẽ?(Bạn Bùi Phú ĐH Kiến trúc Hà Nội)
Lí do tôi chọn đều tài này là do tôi muốn có một đề tài mới không phải những bức tranh về thiên nhiên, con người đơn thuần. Chính những điều mọi người quan niệm về tình yêu đồng giới khiến tôi muốn tạo ra phong cách mới để có cái nhìn gần gũi hơn về vấn đề này.
Chàng họa sĩ đa tài, điển trai giao lưu cùng độc giả Sóng trẻ
- Được biết anh vừa ra mắt bộ tranh Yêu người cùng giới, qua bộ tranh anh muốn gửi gắm điều gì?( Bích Ngọc, Học viện Tài chính - Ngân hàng)
Hãy sống thật với bản thân, khi mọi người đã quen với giới tính thật của mình thì mọi thứ đều trở nên rất bình thường. Bởi mỗi người đều xứng đáng có được một cuộc sống tốt đẹp. Và với những người xem tranh, tôi mong muốn họ sẽ thưởng thức những tác phẩm ấy như những bức tranh khác.
- Khi bắt đầu thực hiện bộ tranh về đề tài Người đồng giới anh có vấp phải sự phản đối nào không và động lực nào khiến anh tiếp tục ạ? (Thanh Mai, Cao đẳng Truyền hình Hà Nội)
Rất may tôi không phải chiụ một sự chi phối nào. Tôi nghĩ ra, tôi làm và tôi công bố. Dù gặp phải những khó khăn đến đâu tôi cũng vẫn sẽ tiếp tục đề tài này.
- Cảm hứng cho những bức tranh của anh lấy từ trải nghiệm thật của bản thân hay từ những người xung quanh? ( Thu Ngân, Cao đẳng Thương mại Du lịch Hà Nội)
Nguồn ý tưởng là điều tôi thấy cảm thấy khó khăn nhất.Hầu hết các ý tưởng đều do những trải nghiệm thực tế của chính bản thân tôi, từ những chuyến đi
- Anh có thể giải thích rõ hơn về các hình ảnh ẩn dụ trong tranh của anh được không ạ ví dụ như: lông công, con bướm, khoai môn,… (Bạn Thanh Nhàn, Tuyên Quang)
Tôi chọn lông công như một hình ảnh tượng trưng cho cái đẹp cao quý, hình ảnh này thường gắn bó với hình ảnh vẻ đẹp người phụ nữ. Nếu thông thường mọi người chỉ chú ý đến loài sen còn bỏ qua hình ảnh cây dọc mùng. Tuy nhiên tôi thấy hình ảnh hoa dọc mùng tượng trưng cho sự vươn lên mạnh mẽ./Lá dọc mùng là hình tượng riêng trong tranh của mình. Bởi đây là loài cây thân thuộc, có chất riêng của vẻ đẹp đất nước mình. /Con bướm là sự lẳng lơ, giỡn đùa của tình yêu, bên cạnh đó cũng như hình ảnh lột xác của loài bướm. Những người đồng giới cũng vậy họ phải lột xác để có được hạnh phúc
Khán giả đặt câu hỏi cho khách mời
- Trong hầu khắp các bức tranh về tình yêu đồng giới của anh chủ yếu là các nhân vật nam mà không phải là mẫu nữ, anh có thể lý giải được điều này không? ( Bạn Tuấn Việt, Đh Thăng Long)
Cảm ơn bạn đã hỏi tôi câu hỏi thật thú vị. Tôi chọn hình ảnh nam giới bởi những người đồng tính nữ thường trầm hơn, ít cởi mở hơn. Hơn nữa, bản thân tôi là một người đàn ông thì việc tiếp xúc với nhân vật “nam” thì sẽ có những điều dễ thấu hiểu, đồng cảm hơn.
- Khi bộ ảnh được công bố, có rất nhiều ý kiến trái chiều. anh có phải chịu áp lực gì từ dư luận xã hội không ?(Câu hỏi từ mail có tên [email protected])
Tôi thật sự luôn sẵn sang để đón nhận những trái chiều đó. Tôi hoàn toàn không bị áp lực bởi những ý kiến trái chiều. Có những người hỏi tôi là “Mày “bê đê” à? Sao lại vẽ tranh như thế?”, có những người viết những bình luận không hay trên facebook của tôi, tôi sẽ xóa nó đi. Tôi không để tâm đến những lời miệt thị và chỉ quan tâm đến những lời đóng góp chân thành.
- Khi thổi hồn vào bức tranh, cảm xúc thật giả của anh có bị lẫn lộn không? Anh có thể nói rõ về cảm xúc thật và cảm xúc đi mượn trong hội họa không? (Lê Hậu, 20 tuổi, ĐH Công nghiệp Hà Nội)
Khi vẽ tranh tôi chỉ chú tâm vào những bức tranh, dành cả tâm huyết vào bức tranh, thậm chí có những người bạn đến chơi nhập tâm cho bức tranh nhiều khi tôi không hề biết đến sự xuất hiện của họ
- Những trở ngại khi anh vẽ về tình yêu đồng giới như: mời người mẫu, dư luận là gì?( Bạn Trần Trung Hiếu, ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn)
Những vấn đề này rất bình thường. Vẽ về tình yêu đồng giới cũng bình thường như những đề tài khác thôi. Tôi kí họa lại dáng người rồi dùng kĩ thuật của mình làm sao để có thể chuyển tải được hết thông điệp của mình trong từng tác phẩm.
- Anh có tiếp xúc nhiều với người đồng giới không? Anh cảm nhận về họ như thế nào? (Hà Thị Cân, Đại học Nguyễn Trãi).
Tôi không phân biệt đồng tính hay dị tính, miễn là họ chân thật và tốt bụng tôi đều quý mến họ. Người đồng tính thường rất khéo léo và sáng tạo, tôi học tập ở họ sự kiên trì.
- Khi chọn theo đuổi đề tài về tình yêu đồng giới, anh có sợ những ánh mắt dò xét của mọi người hay sợ bị mang tiếng không? (Mai Hoa, 28 tuổi, Thái Bình).
Tôi không hề, bởi lẽ nếu như vậy tôi sẽ không thể có bộ ảnh "Yêu người đồng giới"
- Khó khăn gặp phải khiến anh nhớ nhất khi bước vào nghề đặc biệt là vẽ tranh đề tài tình yêu đồng giới? (Bạn Thu Hương, 21 tuổi, ĐH Nội vụ Hà Nội)
Khó khăn nhất chính là làm thế nào để những bức tranh của mình ngày càng đẹp thôi. Mỗi lần cảm thấy “bí” ý tưởng thì tôi thường lang thang khắp nơi bằng xe máy, tôi cảm nhận được những vẻ đẹp mộc mạc của cây dọc mùng, cây ráy dọc đường đi.
Họa sĩ thể hiện tiết mục đàn tính và hát then
- Theo đuổi vẽ tranh đồng giới thì chắc hẳn anh gặp phải rất nhiều tin đồn về giới tính của anh, vậy anh đối mặt với nó như thế nào? (Chị Nguyễn Ngọc Diệp, Báo Thể Thao Việt Nam)
Tôi rất ngẫu nhiên và vẽ tranh với tất cả tâm huyết của mình. Tôi không mấy quan tâm đến những “tin đồn” không đúng sự thật ấy. Quan trọng là sống hết mình với đam mê đã chọn là một thành công rồi.
- Tại sao anh lại chọn chất liệu tranh khắc gỗ cho tranh của mình mà không phải là chất liệu khác? (Thạc Trang, Đại học Mĩ Thuật Hà Nội)
Tranh khắc gỗ thể hiện cho truyền thống vì nó đã có từ rất lâu đời. Tôi chọn một cách truyền thống để bày tỏ đến vấn đề hiện đại. Hiện tại tôi cũng không có ý định đổi sang chất liệu khác, người nghệ sĩ đã chọn lựa là sẽ theo đuổi đến cùng.
- Một người làm việc nghệ thuật thì cảm xúc là một điều không thể thiếu vậy anh làm thế nào để có được cảm xúc thăng hoa và giữ được nó trong hội họa? (Ngọc Thương, Học viện Nại Giao)
Mình sống với trái tim chân thật nhất, trau dồi nhiều cảm xúc sẽ có những bức vẽ đẹp. Tôi từng xếp giá vẽ váo một xó, vứt bút vẽ những rồi vì đam mê vẽ tranh là một phần con người nên tôi đã quay lại với giá vẽ với những mảng màu.
- Nhiều người cho rằng, người họa sĩ để tạo nên một bức tranh có hồn thì tâm hồn anh ta phải đồng điệu như tranh vẽ! Anh nghĩ thế nào về câu nói này? (Bạn Đức Anh, ĐH Quốc gia Hà Nội)
Mình phải biết tiết chế cảm xúc, khi ý tưởng lóe lên thì sẽ có rất nhiều cảm xúc hỗn loạn. Mình phải biết tiết chế và kết hợp hài hòa với yếu tố kĩ thuật nữa.
- Em được biết anh đang là một thầy giáo, vậy điều khác nhau cơ bản giữa việc truyền tải ý niệm của mình bằng lời đến mọi người và truyền tải qua hội họa là gì? (Câu hỏi được gửi từ mail [email protected])
Câu này khó nhỉ!? (Cười). Có hai cách truyền tải bằng ánh mắt và bằng con tim. Khi mình đặt hết trái tim mình vào mọi việc thì dù tảng băng cũng sẽ tan chảy. Cứ đối xử chân thành với tất cả mọi người, tự bản thân đã thấy an yên rồi!
Trò chơi dành cho khán giả
- Còn rất trẻ nhưng con đường nghệ thuật của anh có vẻ rất thăng hoa. Bí quyết nào giúp anh thành công như vậy? (Minh Đức, Tuyên Quang)
Đó là khi làm bất cứ công việc gì bạn hãy cứ đặt hết tâm huyết của mình vào đó. Khi ấy dù con đường trải hoa hồng hay đầy chông gai thì cái kết luôn là thành quả xứng đáng.
- Theo anh khó khăn khi người thưởng thức tiếp cận với tác phẩm hội họa nói chung và hội họa tình yêu đồng giới nói riêng là gì? (Bùi Đình Hội, Nam Định)
Thật ra đối với hội họa đối với khán giả không hề khó khăn. Vì nếu đồng điệu với tâm hồn tác giả chúng ta có thể tiếp cận dễ dàng. Nhiều những bức tranh về tình yêu đồng tình của tôi khi được đưa tới khán giả, nhiều người chỉ đơn thuần đánh giá, chú ý vào cái bên nài, mà không cảm nhận được bố cục hay hồn của bức tranh. Tôi không ra sức giải thích, hay thanh minh với những người phán xét với ánh nhìn không mấy thiện cảm. Mà nghĩ rằng tác phẩm của mình sẽ được những khán giả đồng điệu về tâm hồn để thấu hiểu.
- Nài tình yêu đồng giới, anh còn yêu thích và có ý định theo đuổi đề tài nào khác không ? (câu hỏi gửi từ mail [email protected])
Hiện tại bây giờ tôi chọn đề tài tình yêu đồng giới. Chuyện tương lai thì hãy để thời gian trả lời, các bạn hãy chờ đợi nhé!
Khách mời thể hiện vẽ tranh dọc mùng tại buổi giao lưu
- Khi vẽ về tình dục của tình yêu đồng giới thì anh làm tế nào để có thể tạo ra một bức tranh chân thật? Anh có gặp khó khăn gì không? ( Mai Lan, Học viện Quản lý Giáo dục)
Thật sự là mình không cần bức tranh nào cũng phải đến gặp các cặp đôi đồng giới thật mà tất cả các dáng vẻ tôi đều có thể tưởng tượng và kí họa lại, các dáng vẻ cơ bản của con người tôi đều đã có các bản phác thảo trước.
- Anh đã nghĩ đến việc lập gia đình chưa? Anh muốn người vợ của anh hoạt động nghệ thuật hay làm gì khác? (Phương Thảo, Báo chí Đa phương tiện K34A2)
Thực ra tôi cũng có nghĩ đến nhưng đó là chuyện của duyên số nên bản thân tôi chưa biết được câu trả lời cụ thể
- Giữa văn học và hội họa anh nghĩ có sự khác biệt nào? Vì sao anh chọn bài thơ "Tình cha" của Xuân Diệu để làm nguồn cảm hứng hội họa? (Đỗ Mạnh Dũng, Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội)
Đối với văn học dùng ngôn ngữ, còn với hội họa dùng hình mảng, đường nét, màu sắc để chuyển tải thông điệp. Tôi đã dùng những hình ảnh hội họa để biểu thị tình yêu đồng giới.
- Sự "điên rồ" trong anh là gì ? ( Thu Trang, Hà Nam)
Sự điên rồ trong tôi ví dụ như khi tôi vừa vẽ vừa hát hò rất to. Mỗi người nghệ sĩ đều có một cách điên rồ khác nhau để thăng hoa trong nghệ thuật
- Anh học đàn trong bao lâu ( Hà Công, Đại học Công Nghiệp)
Tôi học đàn rất nhanh, chỉ trong 1 tháng tôi có thể học được 4-5 bài. Tôi chỉ xêm âm nhạc là chất xúc tác cho sáng tác mỹ thuật của mình.
Đại diện BBT tặng hoa cho khách mời
BBT Sóng Trẻ chụp ảnh lưu niệm cùng họa sĩ Dương Xuân Quyền
Những hình ảnh chính của giao lưu trực tuyến cùng họa sĩ Dương Xuân Quyền
BBT Trang tin điện tử Sóng Trẻ
Cùng chuyên mục
Bình luận