Giao lưu trực tuyến: “Vượt rào” để chứng minh tình yêu?

(Sóng trẻ) – 15h00 ngày 30/9/2016, Ban biên tập trang tin điện tử Sóng trẻ tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến cùng Tiến sĩ-Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Mùi. Chuyên gia sẽ giải đáp những thắc mắc thầm kín nhất liên quan đến vấn đề “vượt rào” trước hôn nhân trên trang tin điện tử songtre.tv.

TS-Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Mùi là giảng viên khoa Tâm lý học trường Đại Học Sư phạm Hà Nội, đồng thời là khách mời quen thuộc giải đáp những thắc mắc về tình yêu, hôn nhân trong chương trình Cửa sổ tình yêu trên Đài tiếng nói Việt Nam VOV2.

Hiện tại, dù đã nghỉ hưu nhưng bà vẫn tham gia giao lưu, tư vấn tâm lý và hướng dẫn nghiên cứu cho sinh viên khoa Tâm lý Giáo dục. 

Bà Nguyễn Thị Mùi có chia sẻ: “Chuyên gia tư vấn tâm lý không khuyên người khác phải làm gì. Chúng tôi giúp họ bóc tách từng lớp khó khăn để đối diện với chính mình và tìm cách giải quyết phù hợp nhất với khả năng của mình”.

Buổi giao lưu trực tuyến có sự tham dự của Thạc sĩ Trần Thị Phương Lan - Giảng viên khoa Phát thanh-Truyền hình cùng đông đảo các bạn sinh viên lớp K33-Báo chí Đa phương tiện - Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Quý bạn đọc vẫn có thể gửi câu hỏi thắc mắc cho chương trình thông qua hòm thư [email protected].

e9aa81ca2_8.jpg
Ths. Trần Thị Phương Lan-Trưởng BBT Sóng trẻ tặng hoa cho Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Mùi

Nội dung buổi giao lưu trực tuyến:

Hiện nay, nhiều bạn trẻ cho rằng yêu là phải yêu hết mình, cho nhau tất cả mới gọi là tình yêu, chuyên gia có đồng ý với điều này không? (Mai Hương, 28 tuổi, Hà Nội, gmail:[email protected])

Thực ra đây cũng là câu hỏi của khá nhiều bạn trẻ nói chung. Yêu là cho nhau tất cả, là hết mình. Vấn đề phải hiểu hết mình thế nào. Yêu là tình cảm mãnh liệt, nồng nhiệt thúc đẩy 2 con người đến với nhau, dành hết tâm tư tinh cảm cho nhau, vì nhau làm mọi thứ. 
Nhưng thực ra cho nhau tất cả thường nói đến người con gái đồng ý quan hệ tình dục. Trong tình cảm, tình dục thúc đẩy mọi cảm xúc. Vì vậy tình dục trong tình yêu nó khá quan trọng. Nó phân biệt tình yêu đôi lứa với các tình cảm khác. Hai người khác giới muốn hòa nhập với nhau từ yếu tố tâm hồn đến thể xác.
Tình dục đẹp là khi hai người tự nguyện đến với nhau chứ không phải từ một phía. Cả hai cảm thấy muốn trao thân gửi phận cho nhau.


1496c8470_4.jpg
Tiến sĩ-Chuyên gia Nguyễn Thị Mùi từng là người tham vấn cho chương trình Cửa sổ tình yêu

Nếu như ở Phương Tây quan hệ tình dục trước hôn nhân rất cởi mở, còn 1 số nước Á Đông lại quá nặng nề chuyện trinh tiết, theo cô thì nên giữ quan điểm của Phương Tây hay Phương Đông? (Trần Thùy Trang, 21 tuổi, Nam Định, mail:[email protected])

Thực tế hầu hết các nền văn hóa đều quan trọng trinh tiết. Nếu nói phương Tây cởi mở thì cũng không đúng vì trong thực tế lịch sử các nước đều coi trọng điều này. Nhưng đến các nước phương Tây những năm 60, 70 vấn đề tình dục bắt đầu gắn với vấn đề bình đẳng với phụ nữ. Bởi người phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi hơn nam giới. Và từ đó các giá trị về trinh tiết cởi mở hơn ở phương Tây.
Nhưng khi cuộc cách mạng tình dục ở phương Tây bắt đầu cởi mở hơn thì ở các nước châu Á lại vẫn giữ những khuôn phép cũ. Các gia đình bắt đầu gắn chặt sự bền vững của hôn nhân với việc người phụ nữ còn trinh tiết hay không.
Bây giờ mình ở Việt Nam, chúng ta hỏi nhau về việc nên giữ quan niệm ở phương Đông hay phương Tây thì rất khó. Chúng ta có những giá trị riêng nhưng trong quá trình giao lưu, chúng ta cũng tiếp thu những nền văn hóa mới. Lại nói về vấn đề quan niệm ở phương Tây, cuộc Cách Mạng tình dục những năm 70, góc độ nào đó gắn với nữ quyền rất nhiều. Có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết người phụ nữ còn trinh tiết hay không còn nam thì không nên họ yêu cầu cao ở nữ. Với cuộc Cách Mạng tình dục này thì quan niệm trinh tiết ở phương Tây không còn quan trọng. Nhưng người ta có một câu đó là “bình minh ở châu Âu là hoàng hôn ở châu Á” bởi vì ngày nay quan niệm trinh tiết ở châu Á đã khá cởi mở. Tuy nhiên dù ở đâu thì sự bền vững của gia đình, hôn nhân không phải do trinh tiết quyết định.

Mong chuyên gia cho biết, việc quan hệ tình dục trước hôn nhân có thể hiện đạo đức thấp kém? ([email protected])

Đây không phải việc một người con trai/con gái quyết định quan hệ tình dục trước hôn nhân mà phụ thuộc vào đạo đức, quan điểm của họ. Chấp nhận quan hệ tình dục vì nhu cầu không thể kiềm chế thì trường hợp đó khó có thể chấp nhận và đáng đánh giá đạo đức thấp. Tuy nhiên nếu là vì tình yêu và hoàn toàn có trách nhiệm với nhau thì không thể gọi là đạo đức của họ thấp kém được.
Khi tôi làm Cửa sổ tình yêu, có nhiều bạn nam chia sẻ rằng cảm thấy ân hận vì đã quan hệ trước hôn nhân và bạn ấy nghĩ rằng người mình đã quan hệ sẽ là vợ của mình. Nhưng khi yêu phát hiện không hợp nhau về quan niệm sống, giá trị sống (bởi trong tình yêu phải hòa hợp về tâm hồn và rất nhiều yếu tố khác), chính vì thế bạn nam cảm thấy mình có tội và không thể bỏ được cô gái ấy. Còn bạn nữ thì băn khoăn nhiều hơn. Trên thực tế, nhiều bạn nam cho rằng chỉ có người phụ ta chứ ta không phụ người, các bạn vẫn quyết định chung sống với nhau vì trót nặng lời và đã quan hệ nên sau này cuộc sống hôn nhân gặp nhiều trục trặc.

4f245d16d_i_2448.jpg
Khán giả dõi theo và đặt nhiều câu hỏi trực tiếp cho Chuyên gia Nguyễn Thị Mùi

Đàn ông thường không kiên trì tới lúc kết hôn rồi mới khám phá cơ thể người yêu mình. Nhưng họ lại luôn đòi hỏi vợ mình phải giữ trinh tiết trước khi cưới. Cô nghĩ sao về tư tưởng này? (Nguyễn Thị Thu, Hà Nội 2, mail:[email protected])

Trinh tiết hiểu theo nghĩa hẹp thì là màng trinh của người phụ nữ, tức là phải giữ gìn cho nó còn nguyên. Điều này có lẽ xuất phát từ quan điểm của một nhà triết học cho rằng bản năng của người đàn ông là khám phá. Anh ta sẽ phải quan hệ và gặp gỡ rất nhiều người phụ nữ nhưng phụ nữ thì lại phải giữ gìn. Tuy nhiên, rõ ràng việc tạo ra một đứa trẻ ở đàn ông là rất ngắn nhưng người phụ nữ sau đó là rất dài, 9 tháng 10 ngày. Bởi vậy chữ trinh tiết đặt rất nặng lên vai người phụ nữ. 
Nếu các bạn đã xem chuyện của Nguyễn Đình Thi thì cũng có thể thấy ham muốn của người phụ nữ cũng rất mãnh liệt. Vì thế việc các bạn nam ham muốn khám phá cơ thể người yêu có thể lí giải. Còn việc giữ gìn trinh tiết là do tư tưởng đã ăn quá sâu vào tư tưởng người Việt Nam ta. Tuy nhiên, tôi thấy ngày nay cũng có khá nhiều bạn trẻ có tư tưởng tiến bộ.

Nếu quan hệ trước hôn nhân không may có con nài ý muốn thì phải đối mặt như thế nào? Có nên giữ lại đứa bé nếu tuổi đời còn quá trẻ? (Ngọc Anh, 22 tuổi, mail:[email protected])

Một sinh linh bé nhỏ được tạo ra là vấn đề liên quan đến rất nhiều yếu tố. Từ tâm linh đến sức khỏe. Bên y học có vấn đề gọi là đình chỉ thai nghén. 
Thực tế đã có những em gái 12,13 tuổi sinh con mẹ tròn con vuông và nuôi nấng nên những đứa bé xinh xắn. Nhưng các bạn phải xác định mình đã sẵn sàng nuôi dạy con hay chưa và gia đình các bạn có sẵn sàng ở bên các bạn để giúp đỡ các bạn hay không?
Vấn đề này còn ảnh hưởng thêm bởi vấn đề tâm linh nữa. Bởi đã có rất nhiều bạn gái sau khi bỏ đứa con của mình hoặc gửi con lên chùa rồi sau này vẫn day dứt mãi. Vì vậy để đưa ra quyết định giữ hay bỏ đứa bé các bạn phải suy nghĩ thật kỹ và phải tự xác định được mình đã sẵn sàng hay chưa.

ac7822f52_3.jpg
TS-Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Mùi đang trả lời các câu hỏi giao lưu

Tại sao hiện nay nhiều người lại thích sống thử như vậy? Sống thử dẫn đến hệ lụy như thế nào ạ? (Minh Phương- 21 tuổi, mail:[email protected])

Nếu nói là nhiều người thích sống thử thì chưa có con số chính xác. Việc sống chính thức thì một đời sống hôn nhân không chỉ có hai người mà còn có nhiều mối quan hệ khác, và đó chính là điều khiến nhiều bạn trẻ chưa muốn sống chính thức. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ vẫn muốn quan hệ tình dục và có thể chung sống với nhau, hỗ trợ nhau mà ít ràng buộc hơn nên chọn cách này.
Nhưng từ “thử” ở đây có vẻ không đúng lắm, vì mọi thứ đều thật. Ăn cơm là thật, quan hệ là thật, hay ý “thử” của các bạn là thử quan hệ vợ chồng. Sống thử cũng là một cách để thử xem có hợp với nhau không trước khi về chung sống trên danh nghĩa vợ chính thức. 
Hệ lụy là khi sống thử thì người nài nhìn vào và đánh giá không tốt về các cặp đôi đang yêu nhau và sống thử. Nhưng khi không yêu nhau nữa thì liệu các bạn có còn vững tâm để nói rằng trước đây tôi yêu người đấy hết lòng nhưng khi sống thử cảm thấy không hợp nên chia tay? Và bây giờ tôi lại yêu một người khác hết lòng được không?Thứ hai là sống thử không có sự cam kết về mặt tinh thần, đạo đức, pháp lý, chính vì thế có thể cho phép mình làm những điều mà mình muốn, không ràng buộc, không phải nương theo người bạn đời. Điều này dễ đẩy đến việc không chấp nhận lẫn nhau. Trong khi đó kết hôn là bạn đã cam kết, ràng buộc về pháp lý và được sự nhìn nhận chính thức từ hai bên gia đình. Chính vì thế các bạn sẽ điều chỉnh mối quan hệ cho hợp lý để hòa hợp với nhau.

Khi nào thì một người có thể sẵn sàng quan hệ tình dục trước hôn nhân? Và nên chuẩn bị như thế nào ạ? (Mai Anh, 20 tuổi, mail: [email protected])

Đó là khi tình yêu của họ đã đi tới cấp độ cao và có cam kết rất lớn. Thực ra việc đăng kí kết hôn, hai bên tổ chức đám cưới.... chỉ là những thủ tục pháp lý cộng hưởng cho hôn nhân của hai người. Vấn đề quan trọng nhất là từ suy nghĩ và cách hành xử của hai bên về người còn lại. Tuy nhiên nếu chưa sẵn sàng tiến tới hôn nhân thì các bạn trẻ khi quan hệ tình dục phải có biện pháp tránh thai. Ví dụ, có những bạn nam gọi điện đến “Cửa sổ tình yêu” nói rằng lần nào quan hệ xong cũng phải dùng thuốc tránh thai khẩn cấp, điều này cực kì nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản. Vì vậy cần phải có những biện pháp tránh thai hợp lý mà không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

1658a15a3_6.jpg
ThS Trần Thị Phương Lan-Trưởng BBT Sóng trẻ tham gia chỉ đạo trực tiếp Diễn đàn 

Em và người yêu là sinh viên. Chúng em đang sống thử được hơn 1 năm. Trong những lần cãi nhau thì em đều là người chủ động làm lành. Nhưng anh ấy phản ứng lại bằng cách bỏ đi! Lần mới nhất đây bọn em cãi nhau thì anh ấy giận và không thèm nói chuyện với em 10 ngày rồi. Bây giờ em rất buồn không biết là có nên tiếp tục chuyện tình cảm này nữa hay không, em muốn xin một lời khuyên ạ! (Mai Ngọc, 23 tuổi, Hải Dương, mial:[email protected])

Nếu như được nói chuyện trực tiếp với bạn Mai Ngọc, tôi rất muốn hỏi tại sao bạn luôn là người làm lành trước mà không phải bạn trai. Tôi đặt ra một câu hỏi trong mối quan hệ này, tình yêu bạn trai dành cho bạn gái ở đâu? Có phải anh ta không cần bạn gái nữa hay không?
Bạn nữ phải hỏi bạn trai xem tại sao mình luôn luôn là em chủ động làm lành như thế? Tại sao không phải mình sai thì mình xin lỗi, anh người yêu sai thì anh nhận lỗi. Hoặc có những trường hợp bạn trai chịu nhường nhịn, làm lành trước. Vậy điều này chính là phụ thuộc vào câu trả lời của bạn Mai Ngọc, xem tình cảm của bạn trai dành cho mình đến đâu rồi tự bạn sẽ đưa ra quyết định nên tiếp tục hay không.

Đặt giả thiết chuyên gia là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, cô có muốn đưa việc giáo dục giới tính (theo cách mạnh dạn hơn, thực tế hơn hiện nay) vào trường học hay không ? Nếu đưa vào thì đưa vào ở cấp học nào là phù hợp và có những nội dung chính nào? (Nguyễn Khánh Hòa, 20 tuổi, Mộc Châu, gmail:[email protected])

Thực tế các chương trình giáo dục giới tính đã được biên soạn khá kĩ lưỡng. Tôi nhớ trước đây có lần làm việc với Bộ giáo dục, tôi thấy giáo dục giới tính đã được đưa vào từ rất sớm cùng những thông tin phù hợp với lứa tuổi. Việc đưa giáo dục giới tính vào là rất tốt, nhưng phải đảm bảo phù hợp với tâm lý lứa tuổi của các em. Ví dụ như từ 5-10 tuổi thì các cháu sẽ biết làm sao có em bé, mẹ mang thai mới có em bé. Quan trọng nhất là thời kỳ dậy thì khi các cháu bắt đầu có kinh nguyệt, các cháu có thể có khả năng mang thai, có thể bị xâm hại, thì việc giáo dục, cung cấp thông tin là rất cần thiết.
Nhưng nếu biến giáo dục giới tính thành một môn học tính điểm thì quá nặng nề với các cháu và làm tăng tải chương trình học. Vì vậy mong là Bộ Giáo dục có thể tìm được phương pháp để cho các em có kiến thức, kỹ năng tốt mà không làm các em bị áp lực.

Việc quan hệ tình dục trước hôn nhân đang ngày càng phổ biến nhưng không phải ai cũng có hiểu biết về biện pháp tránh thai hay quan hệ tình dục an toàn, thực tế là nhiều bạn trẻ có thai nài ý muốn, rồi lén lút đi phá thai. Cô có nghĩ là quan hệ tình dục trước hôn nhân là nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ phá thai lớn? (Minh Hằng-24 tuổi, mail:[email protected])

Việt Nam là nước có tỉ lệ phá thai rất lớn trong đó một phần nguyên nhân là do quan hệ tình dục trước hôn nhân. Nhưng đó không phải tất cả lý do. Bởi nài ra có rất nhiều cặp vợ chồng khi quan hệ không sử dụng các biện pháp tránh thai cũng dẫn đến hậu quả phá thai.
Hiện nay, quan hệ tình dục nài hôn nhân (nại tình) cùng là vấn đề góp phần tăng tỉ lệ phá thai.
Quan hệ tình dục trước hôn nhân thường do các bạn chưa có đủ kiến thức để bảo vệ mình, chưa dùng các biện pháp tránh thai.
Nài ra, việc quan hệ tình dục trước hôn ở các bạn học trung học phổ thông là điều không nên khuyến khích. Các em chưa ý thức được mọi thứ. Vì vậy việc giáo dục giới tính phải bắt đầu sớm cho các em ở mọi lứa tuổi để các em biết dừng lại, không lấn quá xa những giới hạn.

85081a13b_7.jpg
Độc giả viết câu hỏi để Chuyên gia giải đáp thắc mắc

Mọi vấn đề đều có tính 2 chiều của sự việc, theo Tiến sĩ bên cạnh những khía cạnh tiêu cực của việc quan hệ tình dục trước hôn nhân, chúng ta liệu có thể nhìn nhận dưới góc nhìn nào tích cực và lành mạnh hơn không? Ý tôi là thay vì cấm đoán và phê phán kịch liệt? (Trần Đức, 22 tuổi, Bắc Ninh, mail:[email protected])

Tôi cũng không nói đến vấn đề cấm đoán hay phê phán kịch liệt. Nếu chắc chắn về tình yêu của mình mà không có điều kiện tiến tới hôn nhân thì việc quan hệ tình dục không hề sai trái. Thậm chí việc quan hệ tình dục còn giúp người ta khám phá xem họ có hòa hợp về cuộc sống tình dục hay không. Có rất nhiều vụ việc ra tòa ly hôn chỉ vì đời sống tình dục không hòa hợp.
Các cụ ngày xưa có câu “Rượu nn thì cặn cũng nn/ Thương em chẳng luận chồng con mấy đời”. Điều này cho thấy tư tưởng rất tiến bộ của ông cha ta từ xưa.Các quan niệm cũ đã ăn sâu và chúng ta cứ nghĩ mình đã tiến bộ, nhưng đến khi tĩnh tâm lại thấy mình không hề mới. Ở một góc độ nào đó, việc quan hệ tình dục trước hôn nhân khẳng định cái tôi, khẳng định sống hết mình vì nhau.

Ranh giới giữa thích và yêu là gì ạ? Làm sao để nửa kia hiểu và đồng cảm cùng quan điểm trong tình yêu hôn nhân và tình dục? Làm sao để nửa kia biết trân trọng và kìm nén ham muốn trước khi tiến tới hôn nhân? (Hà Thu, 19 tuổi, Thái Bình, gmail:[email protected])

Thích thì mình thích rất nhiều. Thích là một cảm giác dễ chịu khi mình tiếp xúc với một ai đó. Còn yêu là một cảm xúc mãnh liệt hơn rất nhiều. Khi mà hấp dẫn nhau và người ta tiếp xúc được với nhau, cảm thấy có sự tương đồng về nhiều thứ. Chính những thứ đó tạo sự nhớ nhung giữa hai người với nhau và tình yêu thì mãnh liệt hơn. Bản thân tình yêu đã là sự tôn trọng bởi vì hai người xuất phát từ hai gia đình khác nhau nên quan điểm suy nghĩ sẽ có sự khác nhau. Và nếu mỗi bạn cứ khăng khăng là quan điểm của mình đúng thì đó không gọi là tình yêu. Bạn trai khi đã yêu bạn thì sẽ tôn trọng bạn và hiểu được việc bạn muốn trao lần đầu tiên cho người bạn yêu thương nhất. Bạn nữ khi muốn thuyết phục bạn nam thì nên dùng giọng vừa kiên quyết vừa dịu dàng tránh trách móc. Bạn nữ phải hiểu và chấp nhận đó là một mong muốn chính đáng vì đó là một trong những giai đoạn của tình yêu. Nhưng mình không chấp nhận và muốn điều đó diễn ra vào lúc khác thì mình phải nói cho người ta hiểu. Tôi nghĩ nên chọn cách nói nghiêm túc nhưng vẫn lịch sự dịu dàng. 
Đây cũng là lúc chúng ta có thể hiểu được là anh ấy có thực sự tôn trọng quan điểm, cơ thể của bạn hay không. Nếu đối tượng không trân trọng thì tình yêu của người ấy vẫn không đủ lớn.

Đặt trong tình huống cô là phụ huynh có con gái ở tuổi vị thành niên, cô có hà khắc hay cấm đoán con mình đi quá giới hạn với bạn trai không? ([email protected])

Tôi cũng có con gái, cũng từng chứng kiến con lớn lên, biến đổi tâm sinh lý, yêu đương và kết hôn. Quan điểm của tôi là không hà khắc, làm sao phải gần gũi làm bạn với con. Bởi rõ ràng nếu hà khắc hay cấm đoán thì các bạn ấy sẽ không tâm sự với mình. Và dù hà khắc thì mình cũng đâu có kiểm soát được. Ngày xưa con gái lúc nào cũng ở bên mẹ, đi làm, ngủ cùng mẹ mà còn có những trường hợp mang thai trước khi kết hôn. Ngày nay các bạn có nhiều hoạt động bên nài, ở cạnh mẹ ít hơn, việc kiểm soát càng khó. 
Như các bạn đã thấy có trường hợp các bạn cấp 2 còn đi vào nhà nghỉ cùng nhau. Vì vậy các vị phụ huynh cần quan tâm nhiều nhưng không hà khắc mà hãy chia sẻ, làm bạn với con. Các bà mẹ có thể trò chuyện thân tình, giải thích những hiện tượng sinh lý với con, cách vệ sinh hằng ngày. Các ông bố cũng có thể chia sẻ với con ví dụ như về “giấc mơ ướt” của những cậu con trai chẳng hạn. Có như vậy vì con cái mới cảm thấy mình được quan tâm, được tôn trọng.

Rất nhiều người đàn ông còn nặng nề về trinh tiết của người phụ nữ mình yêu trước khi đi đến hôn nhân. Trong khi đàn ông thì không có chuẩn mực hay dấu hiệu nào để nhận biết. Cô có nghĩ rằng đây là điều bất công và bất bình đẳng giới không? (Phương Anh, 25 tuổi, nhân viên văn phòng-HN, mail: [email protected])

Phụ nữ có những dấu hiệu xem có còn trinh hay không nên dẫn đến chuyện các chị em nghĩ đến việc vá trinh,… Ở xã hội hiện đại, quan niệm trinh tiết gắn với màng trinh nó không còn hợp lý nữa. Nam giới mong muốn người nữ phải giữ trinh tiết còn mình được thoải mái thì đây là một quan niệm bất bình đẳng. "Trai tài thì năm thê bảy thiếp còn gái chính chuyên chỉ có một chồng", Tôi nghĩ quan niệm đó không còn hợp lý với thời nay nữa.

Tôi là người vừa kết hôn. Vợ tôi là cô gái nan hiền, đảm đang và tôi rất thương yêu cô ấy. Nhưng tôi không ngờ đêm tân hôn của tôi cũng là đêm tôi phát hiện ra vợ tôi không còn trinh. Cô ấy cũng thừa nhận với tôi đã quan hệ với người yêu cũ trước khi đến với tôi. Vậy mà suốt thời gian yêu nhau tôi luôn giữ gìn và tôn trọng cô ấy. Tôi cảm thấy mình bị lừa dối, vô cùng thất vọng và chán chường. Chắc chắn cô ấy phải yêu người đàn ông kia nhiều lắm mới hiến dâng cả cái ngàn vàng cho anh ta. Vậy còn tôi? Tôi nên làm gì để đối mặt với sự thật? Tôi có nên tha thứ cho cô ấy không thưa chuyên gia? (Nguyễn Văn Khánh, 27 tuổi, Quốc Oai, HN, mail: [email protected])

Nhiều người đàn ông cảm thấy bị phản bội khi các anh trân trọng trinh tiết của người vợ mà người phụ nữ của mình lại không còn. Nhưng các anh lại không làm cho cô ấy biết là các anh trân trọng, khiến người phụ nữ nghĩ rằng anh ấy yêu mình vì phẩm hạnh. Anh không hỏi nên cô không nói, cô nghĩ đơn giản là anh không quan tâm đến quá khứ.
Thực ra trinh tiết không đơn giản chỉ là màng trinh và trinh tiết cũng không phải là để chỉ sự quan hệ. Mà trinh tiết nghiêng về sự chung thủy. Đó mới là quan niệm đúng đắn của cả phương Đông lẫn phương Tây.
Nhưng quan niệm của anh Khánh là vợ phải không quan hệ với ai. Đáng ra trong trường hợp này anh nên hiểu là anh đáng quý, và cô ấy không muốn mất anh đến nhường nào. Chuyện trước kia cô ấy có yêu người cũ như thế nào không quan trọng nữa. Hiện giờ anh là người rất quan trọng với cô ấy, anh mới chính là chồng của cô ấy. Và anh phải làm thế nào để trân trọng giữ gìn người phụ nữ ấy. Vậy nên cuộc sống hiện tại mới quan trọng, nếu cô ấy hết lòng vì anh thì những chuyện quá khứ chỉ là cái cũ thôi không còn quan trọng nữa.

 
Video buổi giao lưu trực tuyến với Chuyên gia Nguyễn Thị Mùi

Đây là lần đầu tiên được trực tiếp trò chuyện và chia sẻ với cô về một vấn đề có lẽ khá tế nhị. Thay mặt Ban biên tập chương trình, chân thành cảm ơn những chia sẻ thật gần gũi và dễ mến của Tiến sĩ – chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Mùi trong buổi giao lưu ngày hôm nay. Chúc cô luôn mạnh khỏe và hạnh phúc trong cuộc sống!

7e2268875_91.jpg
TS Nguyễn Thị Mùi chụp hình cùng BBT Sóng trẻ

Ban biên tập Sóng trẻ đã nhận được 200 câu hỏi từ quý độc giả trong vòng một tuần. Cuộc khảo sát về Quan hệ tình dục trước hôn nhân của BBT Sóng trẻ được 70% các bạn trẻ ủng hộ."Vượt rào" trước hôn nhân không xấu, không đáng bị lên án bởi khi hai người yêu nhau, họ đồng cảm về cảm xúc, tâm hồn và có khi là thể xác. Hãy chắc chắn rằng, quan hệ trước hôn nhân khi cả 2 bên cùng sẵn sàng, cùng có ý thức giữ gìn và làm tình yêu thêm thăng hoa. Nếu chưa sẵn sàng tiến tới hôn nhân thì các bạn trẻ phải có biện pháp tránh thai an toàn và tránh lây lan các bệnh xã hội. Với một tình yêu chân chính, đủ trưởng thành để biết bảo vệ bản thân trước những gì mình làm; thì dù bạn có cưới hay chưa, việc bạn đã quan hệ tình dục là một việc thật sự bình thường như đúng nghĩa đen của nó!

Vì thời lượng chương trình có hạn nên Ban biên tập sẽ gửi các câu hỏi chưa được trả lời đến chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Mùi và cập nhật lên trang tin điện tử Sóng trẻ trong một chương trình hoặc bài viết thích hợp. Cảm ơn quý độc giả đã quan tâm, theo dõi và ủng hộ chương trình! 


BBT Sóng trẻ

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN