Hà Nội cho phép dịch vụ ăn uống hoạt động sau 21h

(Sóng trẻ) - Mở lại các hoạt động du lịch trong tình hình mới, Hà Nội cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống hoạt động bình thường, không còn phải đóng cửa sau 21h.

Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, UBND thành phố điều chỉnh một số biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19.

Cụ thể, các cơ sở kinh doanh dịch vụ, nhà hàng, quán ăn, uống được phép hoạt động bình thường (không quy định đóng cửa trước 21h hằng ngày), bảo đảm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của cơ quan y tế và các quy định liên quan.

128.jpg
Dịch vụ ăn uống tại Hà Nội hoạt động bình thường, không còn phải đóng cửa trước 21h hàng ngày. Ảnh: VTV.

Trên cơ sở thực hiện hướng dẫn tại Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27-1-2022 của Bộ Y tế và tình hình thực tế tại địa phương, UBND quận, huyện, thị xã chủ động triển khai, quyết định số lượng người tham gia các hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Thực hiện thông điệp "5K" theo thứ tự ưu tiên: 1) Khẩu trang (bảo đảm 100% thực hiện); 2) Khử khuẩn (vệ sinh tay, vệ sinh môi trường, vệ sinh bề mặt thường xuyên...); 3) Khai báo y tế; 4) Khoảng cách; 5) Không tụ tập đông người. Khuyến cáo khi có các biểu hiện nghi ngờ bệnh (ho, sốt, khó thở, mất vị giác...), không tham gia các hoạt động tại các địa điểm trên; các hoạt động tập trung đông người như đám cưới, đám hỏi, đám tang... hạn chế số người tham gia ở cùng một thời điểm.

UBND TP Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã không chủ quan, lơ là, tiếp tục thực hiện đầy đủ, đồng bộ các quy định, biện pháp phòng chống dịch; tiếp tục triển khai hiệu quả hơn nữa công tác tiêm chủng; huy động lực lượng hướng dẫn về điều trị F0 tại nhà, hạn chế tối đa số ca chuyển nặng, tử vong.

Các địa phương phải đảm bảo đầy đủ nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và các điều kiện khác phục vụ điều trị trên địa bàn; tổ chức dạy học gắn với bảo đảm an toàn phòng chống dịch…

Ngoài ra, UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở Y tế rà soát và bổ sung giường điều trị tại các bệnh viện nhằm đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân; nâng cao năng lực điều trị, hạn chế mức thấp nhất các trường hợp tử vong.

Sở Du lịch được yêu cầu tiếp tục rà soát, cập nhật các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ để đón khách du lịch quốc tế; phối hợp với các quận huyện và cơ quan liên quan kiểm tra, đôn đốc các cơ sở lưu trú, các công ty lữ hành, cơ sở kinh doanh dịch vụ đảm bảo phòng, chống dịch.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN