Học cội nguồn từ Bảo tàng Dân tộc học

(Sóng trẻ) - Bảo tàng Dân tộc học nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy không chỉ là không gian văn hóa đặc trưng của 54 dân tộc trên đất nước Việt Nam. Nơi đây còn là không gian học tập hết sức thực tế và thú vị, sinh động đối với trẻ em.

Công trình Viện bảo tàng dân tộc học Việt Nam do kiến trúc sư Hà Đức Lịnh, người Tày thiết kế. Bảo tàng gồm ba khu trưng bày chính - khu trưng bày trong nhà mang tên Trống Đồng, khu trưng bày nài trời và khu Bảo tàng Đông Nam Á mới hoàn thiện vào tháng 11/2013. Nài ra, còn khu vực cơ quan, bao gồm cơ sở nghiên cứu, thư viện, hệ thống kho bảo quản hiện vật…

Bảo tàng lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật của 54 dân tộc trên đất nước Việt Nam. Đây không chỉ là không gian văn hóa để mọi người đến tham quan mà còn là môi trường học tập hết sức thực tế và thú vị để trẻ em học hỏi và hiểu sâu hơn về dân tộc mình.

"Học" từ bảo tàng

Đến với bảo tàng không chỉ để thăm thú và tìm hiểu, chị Nguyễn Thùy Dương (Hà Nội) còn dẫn theo con trai và giảng giải cho con mình hiểu những nét văn hóa độc đáo của từng dân tộc trên đất nước mình. Những câu hỏi đôi khi thật ngây ngô nhưng rồi cũng được chị giải đáp một cách thỏa đáng. Những tập tục, những truyền thống của cha ông, những câu chuyện thú vị cứ thấm dần trong suy nghĩ của những đứa trẻ.

4d80e8485_anh_1.jpg
Người lớn dẫn con trẻ đi bảo tàng

“Kiến thức sách vở nhiều đến mấy mà không có thực tế thì cũng khó để các cháu nhớ và hiểu hết được. Mong là sau chuyến đi này con tôi sẽ có hiểu biết nhiều hơn về truyền thống và những nét đẹp riêng của mỗi dân tộc Việt Nam”, chị Dương chia sẻ.

Nài khách trong và nài nước đến với mục đích tham quan, các bạn trẻ cũng coi đây như là một không gian học tập yên tĩnh và thú vị. Có không ít những nhóm các bạn sinh viên tìm đến không gian ấy để nói chuyện, chia sẻ những suy nghĩ cũng như hiểu biết của mình về văn hóa các dân tộc Việt Nam. Bạn Trần Huy Phương, một sinh viên chia sẻ: “Sau những buổi học trên lớp, tụi mình hay qua đây vừa để gặp mặt nói chuyện đồng thời cũng là để chia sẻ những hiểu biết của mình với bạn bè về văn hóa Việt. Bởi lẽ tụi mình luôn cùng có chung một niềm đam mê, sự quan tâm khi tìm hiểu về văn hóa các dân tộc Việt Nam”.

Việc “học tập cội nguồn” qua cái nhìn của trẻ thơ

Khi một đứa trẻ đến với bảo tàng, những cái nhìn tò mò, những câu hỏi thắc mắc lúc đầu sẽ dần được giải đáp bằng thực tế trước mắt. Qua tiếp xúc tại Bảo tàng Dân tộc học, những em nhỏ đến với bảo tàng luôn hồn nhiên và hào hứng khi được tìm hiểu về những điều đơn giản xung quanh, có những điều đôi khi các em vô tình không hề biết. Có em thích thú nói với mẹ “Tối nay về con có thể khoe với bà được rồi. Văn hóa Việt Nam đẹp thật mẹ nhỉ?”

4d80e8485_anh_2.jpg
Văn hóa, lịch sử của quốc gia được thể hiện gần như chân thực ở bảo tàng

Sự chân thực, sống động ở bảo tàng Dân tộc học nói chung và các bảo tàng lịch sử nói riêng đã chứng minh rằng kiến thức sách vở dẫu có là nền tảng nhưng sẽ không thể thay thế cảm nhận của con trẻ, vốn không chỉ dừng lại ở sự hình dung mà còn được trực tiếp nhìn, sờ và cảm nhận. Lúc này, những người mẹ, người cô chính là hướng dẫn viên du lịch xuất sắc nhất. Người lớn có nhiệm vụ mang những nét đẹp của văn hóa Việt thổi vào chính trong suy nghĩ của trẻ em để các em thấy thương, thấy yêu 54 dân tộc với 54 nét đẹp tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.

4d80e8485_anh_3.jpg
Bảo tàng là nơi hội tụ nhiều sắc màu văn hóa

Từ góc độ giáo dục, Bảo tàng Dân tộc học không những là nơi lưu giữ nét đẹp dân tộc Việt mà đó còn là sân chơi bổ ích thú vị của trẻ em. Dành một buổi dẫn con cái đi tìm hiểu văn hóa dân tộc là việc mà mỗi bậc phụ huynh nên và cần làm để truyền thống dân tộc đi vào thế giới tâm hồn trẻ thơ một cách tự nhiên nhất. Đó cũng là vấn đề rất đáng quan tâm khi mà xã hội ngày càng hiện đại, sự du nhập của những yếu tố nại lai đang chi phối không ít suy nghĩ của thế hệ trẻ.

Nguyễn Mơ
Báo Mạng điện tử K34

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN