Học sinh, sinh viên nô nức xin chữ đầu năm

(Sóng Trẻ) – Mỗi dịp Tết đến xuân về, vào đầu năm mới, rất nhiều bạn học sinh, sinh viên lại cùng nhau tới Văn Miếu – Quốc Tử Giám xin chữ; hy vọng vào một năm mới học hành tấn tới, thi cử đỗ đạt. 

Mùng 5 Tết, những ngày bận rộn nhất của dịp lễ đã qua, các bạn học sinh, sinh viên cùng với gia đình, bạn bè dành thời gian tới thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám, biểu tượng của học vấn và tri thức.

Dòng người vào Văn Miếu – Quốc Tử Giám kéo dài từ cổng chính Văn Miếu môn, qua Đại Trung môn, Khuê Văn Các, các bia tiến sĩ tới Đại Thành môn – cổng dẫn vào khu vực chính của quần thể, cũng là nơi tập trung đông nhất người đến xin chữ. Từ dãy bàn xin chữ, người đến tham quan xếp thành một hàng dài qua quá cổng Đại Thành chờ đến lượt mình. Phần lớn trong số đó là các bạn học sinh năm nay thi vào cấp ba hay thi đại học.

Dòng người đông đúc ở khu vực bia tiến sĩ, giếng Thiên Quang

Xếp hàng từ bàn xin chữ…

… tới quá Đại Thành môn

Thời tiết đẹp, không khí nhộn nhịp háo hức giúp các bạn tuy sốt ruột vì phải chờ lâu nhưng vẫn kiên nhẫn xếp hàng một cách nghiêm túc. Không chỉ những sĩ tử năm nay phải vượt vũ môn mới tới Văn Miếu xin chữ cầu may, mà cả những em nhỏ và các bạn sinh viên cũng cùng người thân nhập vào dòng người. Chị Dương, năm ba đại học Sư Phạm nói: “Đây là thói quen từ nhỏ của mình, dịp Tết luôn dành một ngày đi xin chữ ở Văn Miếu, không chỉ cho bản thân mà còn cho mọi người trong gia đình nữa”. 

Có nhiều nhóm bạn cùng nhau tới Văn Miếu. Một nhóm các học sinh lớp 11, 12 trường THPT Xuân Mai, Hà Nội vui vẻ kể: “Chúng em ở xa lắm, ở tận Xuân Mai. Cả nhóm cùng rủ nhau đi xe buýt lên đây xin chữ. Năm sau nhiều bạn thi đại học, chắc chắn chúng em lại đến một lần nữa”. 

Không ngại đường xa tới xin chữ

Cùng nhau xem lại các bức thư pháp

Không chỉ trong khuôn viên Văn Miếu – Quốc Tử Giám mới đông người tới xin chữ. Dọc suốt vỉa hè phố Văn Miếu, các thầy đồ cũng “bày mực tàu giấy đỏ”, thảo những nét chữ hội tụ hình - thần - ý và tâm cho du khách tới thăm.

Thầy đồ viết Hán tự 

Thêm một mùa xuân nữa lại về, xuân này lại khác xuân xưa, nhưng xin chữ đầu năm vẫn là một nét đẹp văn hóa không phai mờ, mang theo những giá trị tinh thần đáng quí không gì thay thế được.

Hạnh Dung
Báo mạng điện tử K32



Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN