Hội thảo Thalassemia dành cho học sinh, sinh viê
(Sóng Trẻ) - Ngày 9/9, Hội Thalassemia phối hợp với Viện Huyết học truyền máu trung ương và các đơn vị tình nguyện tổ chức chương trình nói chuyện “Chuyên đề về bệnh Thalassemia”. Chương trình nhằm phổ biến kiến thức cơ bản về bệnh Thalassemia thu hút được sự tham gia của nhiều học sinh, sinh viên.
GS.TS.Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương phát biểu khai mạc Hội thảo
Đến dự Hội thảo có GS.TS Nguyễn Anh Trí – Viện trưởng viện huyết học truyền máu Trung Ương, Chủ tịch Hội Tan máu bẩm sinh Việt Nam; ThS Bạch Quốc Khánh, Phó Viện trưởng – Phó chủ tịch Hội; ThS Nguyễn Thị Thu Hà – Phụ trách đơn vị Thalassemia, cùng các bác sĩ , y tá của Viện, bệnh nhân và gia đình bệnh nhân Thalassemia…
Bệnh Thalassemia, còn gọi là bệnh tan máu di truyền bẩm sinh; thiếu máu huyết tán đang là vấn đề đáng lo ngại cho thế giới nói chung và Việt Nam nói chung. Điều này rất cần được sự quan tâm đúng mức của cộng đồng và đặc biệt là các bạn trẻ để hạn chế tối đa những đứa trẻ bị bệnh Thalassemia ra đời.
GS.TS Nguyễn Anh Trí cho biết: “Việt Nam là một trong số các nước không may mắn có số người nhiễm bệnh này ở tình trạng báo động, chủ yếu ở khu vực đồng bào các dân tộc miền núi như Mường, Hòa Bình với tỉ lệ người nhiễm bệnh lên đến 22,6%. Một trong số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này cũng là do sự thiếu hiểu biết của người dân”. Đồng thời ông cũng chia sẻ thêm rằng: “Nếu biết cách thì sẽ trách được các hậu quả về sau. Hãy vì mình, vì gia đình, vì cộng đồng và vì nòi giống của người Việt Nam”.
Cũng trong buổi hội thảo, bác sĩ Vũ Hải Toàn cũng cung cấp giới thiệu các thông tin cơ bản về máu, ý nghĩa vô cùng quan trọng của máu đến sự sống của chúng ta. Bác sĩ chia sẻ: “Hiện nay chưa có một thành phẩm có thể thay thế được hồng cầu nên chưa có phương pháp nào thay thế cho việc điều trị căn bệnh này bằng cách truyền máu. Vì vậy, mọi người nên tích cực truyền máu nhân đạo để người mắc căn bệnh này có được cuộc sống một cách “tương đối” bình thường”.
Tiết mục văn nghệ Lá cờ của TNV lớp cán bộ tăng cường Hội máu Hà Nội
Tiếp theo, TS Nguyễn Thu Hà lên thuyết trình sâu hơn về bệnh Thalassemia này, ảnh hưởng cũng như cơ chế di truyền của bệnh và việc tại sao chúng ta phải tham gia phòng bệnh này, sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh, gia đình và toàn xã hội. Đây là căn bệnh không những không chữa khỏi được, chi phí tốn kém (số tiền để điều trị cho bệnh nhân thalassemia của xã hội khoảng 2000 tỉ/năm) mà còn có thể bị kì thị. TS chia sẻ thêm: “Cách điều trị duy nhất hiện nay là liên tục truyền máu và phải uống thuốc cả đời. Tuy nhiên, nếu biết cách xét nghiệm kịp thời thì hoàn toàn có khả năng sinh con và có cuộc sống hạnh phúc như bình thường”.
Cuối buổi hội thảo là chương trình giao lưu trực tiếp và đặt câu hỏi với GS.TS Nguyễn Anh Trí, Nguyễn Thu Hà cùng các bác sĩ, bệnh nhân và bố mẹ bệnh nhân Thalassemia về những tồn tại xoay quanh căn bệnh.
Giao lưu trực tiếp giữa khách tham dự và các bác sĩ, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân
Hội thảo là cơ hội để cho học sinh, sinh viên có thể nâng cao nhận thức về căn bệnh thalassemia, đồng thời biết cách phòng chống căn bệnh này vì mình và vì xã hội. Từ đó hy vọng những người bệnh sẽ được đón nhận tình cảm yêu thương, quan tâm, sẻ chia của xã hội dành cho họ, giúp họ sống tốt và hòa nhập cộng đồng.
Minh Quý – Kim Bông
Lớp: Báo mạng điện tử K30
GS.TS.Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương phát biểu khai mạc Hội thảo
Đến dự Hội thảo có GS.TS Nguyễn Anh Trí – Viện trưởng viện huyết học truyền máu Trung Ương, Chủ tịch Hội Tan máu bẩm sinh Việt Nam; ThS Bạch Quốc Khánh, Phó Viện trưởng – Phó chủ tịch Hội; ThS Nguyễn Thị Thu Hà – Phụ trách đơn vị Thalassemia, cùng các bác sĩ , y tá của Viện, bệnh nhân và gia đình bệnh nhân Thalassemia…
Bệnh Thalassemia, còn gọi là bệnh tan máu di truyền bẩm sinh; thiếu máu huyết tán đang là vấn đề đáng lo ngại cho thế giới nói chung và Việt Nam nói chung. Điều này rất cần được sự quan tâm đúng mức của cộng đồng và đặc biệt là các bạn trẻ để hạn chế tối đa những đứa trẻ bị bệnh Thalassemia ra đời.
GS.TS Nguyễn Anh Trí cho biết: “Việt Nam là một trong số các nước không may mắn có số người nhiễm bệnh này ở tình trạng báo động, chủ yếu ở khu vực đồng bào các dân tộc miền núi như Mường, Hòa Bình với tỉ lệ người nhiễm bệnh lên đến 22,6%. Một trong số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này cũng là do sự thiếu hiểu biết của người dân”. Đồng thời ông cũng chia sẻ thêm rằng: “Nếu biết cách thì sẽ trách được các hậu quả về sau. Hãy vì mình, vì gia đình, vì cộng đồng và vì nòi giống của người Việt Nam”.
Cũng trong buổi hội thảo, bác sĩ Vũ Hải Toàn cũng cung cấp giới thiệu các thông tin cơ bản về máu, ý nghĩa vô cùng quan trọng của máu đến sự sống của chúng ta. Bác sĩ chia sẻ: “Hiện nay chưa có một thành phẩm có thể thay thế được hồng cầu nên chưa có phương pháp nào thay thế cho việc điều trị căn bệnh này bằng cách truyền máu. Vì vậy, mọi người nên tích cực truyền máu nhân đạo để người mắc căn bệnh này có được cuộc sống một cách “tương đối” bình thường”.
Tiết mục văn nghệ Lá cờ của TNV lớp cán bộ tăng cường Hội máu Hà Nội
Tiếp theo, TS Nguyễn Thu Hà lên thuyết trình sâu hơn về bệnh Thalassemia này, ảnh hưởng cũng như cơ chế di truyền của bệnh và việc tại sao chúng ta phải tham gia phòng bệnh này, sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh, gia đình và toàn xã hội. Đây là căn bệnh không những không chữa khỏi được, chi phí tốn kém (số tiền để điều trị cho bệnh nhân thalassemia của xã hội khoảng 2000 tỉ/năm) mà còn có thể bị kì thị. TS chia sẻ thêm: “Cách điều trị duy nhất hiện nay là liên tục truyền máu và phải uống thuốc cả đời. Tuy nhiên, nếu biết cách xét nghiệm kịp thời thì hoàn toàn có khả năng sinh con và có cuộc sống hạnh phúc như bình thường”.
Cuối buổi hội thảo là chương trình giao lưu trực tiếp và đặt câu hỏi với GS.TS Nguyễn Anh Trí, Nguyễn Thu Hà cùng các bác sĩ, bệnh nhân và bố mẹ bệnh nhân Thalassemia về những tồn tại xoay quanh căn bệnh.
Giao lưu trực tiếp giữa khách tham dự và các bác sĩ, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân
Hội thảo là cơ hội để cho học sinh, sinh viên có thể nâng cao nhận thức về căn bệnh thalassemia, đồng thời biết cách phòng chống căn bệnh này vì mình và vì xã hội. Từ đó hy vọng những người bệnh sẽ được đón nhận tình cảm yêu thương, quan tâm, sẻ chia của xã hội dành cho họ, giúp họ sống tốt và hòa nhập cộng đồng.
Minh Quý – Kim Bông
Lớp: Báo mạng điện tử K30
Cùng chuyên mục
Bình luận