Kẻ liều lĩnh “xây thành Rome” từ 2500 USD
(Sóng trẻ) - Sang Campuchia với hành trang “ba không”: không tiếng Khmer, không tiếng Anh, không am hiểu văn hóa Campuchia; chỉ có vỏn vẹn 2500 USD trong tay, nhưng với lòng nhiệt thành và tinh thần người lính, anh đã phát triển Metfone trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu tại Campuchia.
“Đi trong lúc còn gian khổ”
Anh là Nguyễn Duy Thọ- Phó tổng giám đốc công ty Đầu tư Quốc tế Viettel. Nguyễn Duy Thọ sinh năm 1970 tại Hương Khê- Hà Tĩnh- mảnh đất của gió Lào cát trắng, của biển mặn mòi và những người chân quê, mộc mạc, giản đơn. Tuổi thơ nghèo khó và không mấy dễ dàng đã sớm hình thành trong anh tinh thần lạc quan, ý chí vượt lên trên mọi khó khăn, thử thách.
Tháng 3/1989, Nguyễn Duy Thọ nhập ngũ tại trường trung cấp Kỹ thuật Thông tin (Kim Đái- Ngãi Sơn- Sơn Tây cũ), đến 1992 anh được kết nạp Đảng, sau đó về hoàn thiện học khóa Sỹ quan tại trường Sỹ quan Chỉ huy Kỹ thuật Thông tin (Nha Trang- Khánh Hòa). Trong thời gian này, Nguyễn Duy Thọ là một trong hai học viên thủ khoa của khóa, được chọn về công tác tại Trung đoàn 80, Quân khu 4. Đến năm 2000, anh trở lại Trường Sỹ quan Thông tin hoàn thiện khóa học Đại học, sau đó về giữ chức Tiểu đoàn phó tại Trung đoàn 80 đến năm 2005.
Tháng 5/2005, Nguyễn Duy Thọ đăng ký thi tuyển vào chức danh Giám đốc Chi nhánh Quảng Bình của Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel). Trong lúc đang chờ đợi hoàn tất thủ tục để nhận nhiệm vụ thì anh nhận được quyết định làm Phó giám đốc Trung tâm Kinh doanh di động Hồ Chí Minh ( thuộc công ty Viettel Mobile, nay là Viettel Telecom). Bốn tháng sau, anh trở thành Giám đốc của trung tâm này. Đến tháng 4 năm 2007, anh được điều sang làm Giám đốc Công ty Viettel kiêm Trưởng ban điều hành dự án di động tại Campuchia. Tại đây, anh là một trong sáu người đầu tiên của Viettel sang đảm nhiệm triển khai mạng lưới ở thị trường này.
Nói về lúc mới sang Campuchia, anh chia sẻ: “Ban đầu sang Campuchia tôi thật sự rất khó khăn. Tiếng Campuchia không biết, tiếng Anh không biết, thậm chí cũng không am hiểu cả về phong tục tập quán của người Campuchia”. Anh còn cho biết thêm, thời gian đầu, Viettel tại Campuchia (tức Metfone) hầu như chưa được biết đến trên thị trường viễn thông, doanh thu rất thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều thiếu thốn; bên cạnh đó, Metfone còn phải đối đầu với công ty viễn thông của những nước khác trên thế giới như: Thái Lan, Thụy Điển, Malaysia… ; số vốn 2500 USD mang sang Campuchia chỉ đủ cho sáu người ăn trong vòng một tháng. Khó khăn chồng chất khó khăn. Thế nhưng, với bản lĩnh của người lính, anh đã dẫn dắt nhân viên vượt qua gian khó. Anh chia sẻ, khi bước chân sang đất nước Campuchia, anh đã xác định rằng con đường của mình không phải được trải thảm hoa hồng. Do đó, anh vừa làm việc, vừa nỗ lực học hỏi không ngừng. Không biết tiếng và văn hóa Campuchia, anh nhờ chính nhân viên của mình dạy. Tiền hết, anh cũng vay chính nhân viên của mình trước. Song song với đó là sự kết hợp của việc vừa xây dựng và phát triển mạng lưới viễn thông, vừa xây dựng lòng tin của người dân bản địa bằng các chương trình từ thiện, các hoạt động xã hội có ý nghĩa.
Sau này, khi doanh thu lên tới 160 triệu USD/năm, anh vẫn thường hay kể cho nhân viên nghe về những buổi ban đầu khó khăn khi “sếp” với nhân viên đều phải ăn mì tôm để nuôi dưỡng quyết tâm.
Khi được hỏi về cách thức để vượt qua khó khăn, Nguyễn Duy Thọ nói: “Người Viettel quan niệm thuận lợi chỉ có ở trong khó khăn và phải biết đi trong lúc còn gian khổ. Sau khi đã hết gian khổ, thách thức thì đồng nghĩa là không còn cơ hội. Bởi những gì thuận lợi thì sẽ có nhiều người làm. Mà đã có nhiều người làm rồi thì sẽ không còn khác biệt nữa”.
Thành công từ gian khó
Trời không phụ lòng người, những cố gắng và nỗ lực của Nguyễn Duy Thọ và nhân viên cuối cùng cũng được đền đáp. Năm 2009, Metfone được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam - Campuchia và được nhận Cờ thi đua của Chính phủ Việt Nam; năm 2010 nhận giải thưởng “Nhà triển vọng nhất của năm”; giải thưởng “Nhà cung cấp dịch vụ triển vọng nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năm 2010” tại Singapore được nhận ngay sau đó, do tổ chức Frost & Sullivan trao tặng.
Hiện tại, Metfone đã trở thành doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu của Campuchia với hơn 15.000km cáp quang, diện tích phủ sóng 100% xã ở Cam-pu-chia với 4.500 trạm thu phát, chiếm hơn 42% thị phần di động, 80% thị phần cố định và hơn 90% thị phần Internet. Hiện tại, Viettel cũng đang tiến hành mở rộng thị trường sang Lào, Haiti…
Nài ra, Metfone cũng đã có nhiều hoạt động đóng góp vào sự phát triển của đất nước Chùa Tháp này như: tham gia các chương trình xã hội; hỗ trợ làm đường, bệnh xá và một số công trình nhỏ cho người dân; thực hiện Internet trường học, hỗ trợ mổ hàm ếch cho trẻ em nghèo, phối hợp với đài truyền hình Campuchia thực hiện chương trình đoàn tụ “Không phải là giấc mơ”; tặng radio cho người bà con vùng sâu vùng xa… Tất cả những hoạt động trên có ý nghĩa rất lớn trong việc thắt chặt thêm quan hệ láng giềng Việt Nam- Lào- Campuchia.
Một lãnh đạo có “tâm”
Là một người khẳng khái, gai góc, một lãnh đạo có “tâm”, Nguyễn Duy Thọ được Nhân viên bản địa (người Khmer, người Lào) không chỉ yêu quý về sự chân thành mà còn khâm phục trong cách ứng xử và điều hành công việc. Nhân viên người Việt Nam tìm thấy ở anh sự khắt khe của một người lãnh đạo, sự tin cậy của một người anh và sự chân thành của một người bạn lớn.
Chị Chea Sophalla, Giám đốc Trung tâm điện thoại cố định công ty Metfone cho biết: “Đối với nhân viên người Việt Nam, anh Thọ thường nghiêm khắc hơn nhân viên Campuchia, bởi họ là những người đã biết việc”.
Khi được hỏi về bí quyết để đầu tư ra nước nài thành công, Nguyễn Duy Thọ chia sẻ: “Khi đầu tư ở nước nài, điều đầu tiên mà các doanh nghiệp cần làm đó là phải mang những thành công ở trong nước để áp dụng vào thị trường nước bạn. Yếu tố thứ hai chính là con người. Cần phải truyền thụ cho nhân viên lòng nhiệt thành với công việc. Tiếp theo là chủ động xây dựng bộ máy. Đặc biệt là phải biết kết hợp giữa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của quốc gia, khu vực mà bạn đầu tư”.
“Đi trong lúc còn gian khổ”
Anh là Nguyễn Duy Thọ- Phó tổng giám đốc công ty Đầu tư Quốc tế Viettel. Nguyễn Duy Thọ sinh năm 1970 tại Hương Khê- Hà Tĩnh- mảnh đất của gió Lào cát trắng, của biển mặn mòi và những người chân quê, mộc mạc, giản đơn. Tuổi thơ nghèo khó và không mấy dễ dàng đã sớm hình thành trong anh tinh thần lạc quan, ý chí vượt lên trên mọi khó khăn, thử thách.
Tháng 3/1989, Nguyễn Duy Thọ nhập ngũ tại trường trung cấp Kỹ thuật Thông tin (Kim Đái- Ngãi Sơn- Sơn Tây cũ), đến 1992 anh được kết nạp Đảng, sau đó về hoàn thiện học khóa Sỹ quan tại trường Sỹ quan Chỉ huy Kỹ thuật Thông tin (Nha Trang- Khánh Hòa). Trong thời gian này, Nguyễn Duy Thọ là một trong hai học viên thủ khoa của khóa, được chọn về công tác tại Trung đoàn 80, Quân khu 4. Đến năm 2000, anh trở lại Trường Sỹ quan Thông tin hoàn thiện khóa học Đại học, sau đó về giữ chức Tiểu đoàn phó tại Trung đoàn 80 đến năm 2005.
Tháng 5/2005, Nguyễn Duy Thọ đăng ký thi tuyển vào chức danh Giám đốc Chi nhánh Quảng Bình của Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel). Trong lúc đang chờ đợi hoàn tất thủ tục để nhận nhiệm vụ thì anh nhận được quyết định làm Phó giám đốc Trung tâm Kinh doanh di động Hồ Chí Minh ( thuộc công ty Viettel Mobile, nay là Viettel Telecom). Bốn tháng sau, anh trở thành Giám đốc của trung tâm này. Đến tháng 4 năm 2007, anh được điều sang làm Giám đốc Công ty Viettel kiêm Trưởng ban điều hành dự án di động tại Campuchia. Tại đây, anh là một trong sáu người đầu tiên của Viettel sang đảm nhiệm triển khai mạng lưới ở thị trường này.
Nguyễn Duy Thọ trong chương trình ''Người Đương Thời''
Nói về lúc mới sang Campuchia, anh chia sẻ: “Ban đầu sang Campuchia tôi thật sự rất khó khăn. Tiếng Campuchia không biết, tiếng Anh không biết, thậm chí cũng không am hiểu cả về phong tục tập quán của người Campuchia”. Anh còn cho biết thêm, thời gian đầu, Viettel tại Campuchia (tức Metfone) hầu như chưa được biết đến trên thị trường viễn thông, doanh thu rất thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều thiếu thốn; bên cạnh đó, Metfone còn phải đối đầu với công ty viễn thông của những nước khác trên thế giới như: Thái Lan, Thụy Điển, Malaysia… ; số vốn 2500 USD mang sang Campuchia chỉ đủ cho sáu người ăn trong vòng một tháng. Khó khăn chồng chất khó khăn. Thế nhưng, với bản lĩnh của người lính, anh đã dẫn dắt nhân viên vượt qua gian khó. Anh chia sẻ, khi bước chân sang đất nước Campuchia, anh đã xác định rằng con đường của mình không phải được trải thảm hoa hồng. Do đó, anh vừa làm việc, vừa nỗ lực học hỏi không ngừng. Không biết tiếng và văn hóa Campuchia, anh nhờ chính nhân viên của mình dạy. Tiền hết, anh cũng vay chính nhân viên của mình trước. Song song với đó là sự kết hợp của việc vừa xây dựng và phát triển mạng lưới viễn thông, vừa xây dựng lòng tin của người dân bản địa bằng các chương trình từ thiện, các hoạt động xã hội có ý nghĩa.
Sau này, khi doanh thu lên tới 160 triệu USD/năm, anh vẫn thường hay kể cho nhân viên nghe về những buổi ban đầu khó khăn khi “sếp” với nhân viên đều phải ăn mì tôm để nuôi dưỡng quyết tâm.
Khi được hỏi về cách thức để vượt qua khó khăn, Nguyễn Duy Thọ nói: “Người Viettel quan niệm thuận lợi chỉ có ở trong khó khăn và phải biết đi trong lúc còn gian khổ. Sau khi đã hết gian khổ, thách thức thì đồng nghĩa là không còn cơ hội. Bởi những gì thuận lợi thì sẽ có nhiều người làm. Mà đã có nhiều người làm rồi thì sẽ không còn khác biệt nữa”.
Thành công từ gian khó
Trời không phụ lòng người, những cố gắng và nỗ lực của Nguyễn Duy Thọ và nhân viên cuối cùng cũng được đền đáp. Năm 2009, Metfone được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam - Campuchia và được nhận Cờ thi đua của Chính phủ Việt Nam; năm 2010 nhận giải thưởng “Nhà triển vọng nhất của năm”; giải thưởng “Nhà cung cấp dịch vụ triển vọng nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năm 2010” tại Singapore được nhận ngay sau đó, do tổ chức Frost & Sullivan trao tặng.
Hiện tại, Metfone đã trở thành doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu của Campuchia với hơn 15.000km cáp quang, diện tích phủ sóng 100% xã ở Cam-pu-chia với 4.500 trạm thu phát, chiếm hơn 42% thị phần di động, 80% thị phần cố định và hơn 90% thị phần Internet. Hiện tại, Viettel cũng đang tiến hành mở rộng thị trường sang Lào, Haiti…
Nài ra, Metfone cũng đã có nhiều hoạt động đóng góp vào sự phát triển của đất nước Chùa Tháp này như: tham gia các chương trình xã hội; hỗ trợ làm đường, bệnh xá và một số công trình nhỏ cho người dân; thực hiện Internet trường học, hỗ trợ mổ hàm ếch cho trẻ em nghèo, phối hợp với đài truyền hình Campuchia thực hiện chương trình đoàn tụ “Không phải là giấc mơ”; tặng radio cho người bà con vùng sâu vùng xa… Tất cả những hoạt động trên có ý nghĩa rất lớn trong việc thắt chặt thêm quan hệ láng giềng Việt Nam- Lào- Campuchia.
Một lãnh đạo có “tâm”
Là một người khẳng khái, gai góc, một lãnh đạo có “tâm”, Nguyễn Duy Thọ được Nhân viên bản địa (người Khmer, người Lào) không chỉ yêu quý về sự chân thành mà còn khâm phục trong cách ứng xử và điều hành công việc. Nhân viên người Việt Nam tìm thấy ở anh sự khắt khe của một người lãnh đạo, sự tin cậy của một người anh và sự chân thành của một người bạn lớn.
Chị Chea Sophalla, Giám đốc Trung tâm điện thoại cố định công ty Metfone cho biết: “Đối với nhân viên người Việt Nam, anh Thọ thường nghiêm khắc hơn nhân viên Campuchia, bởi họ là những người đã biết việc”.
Khi được hỏi về bí quyết để đầu tư ra nước nài thành công, Nguyễn Duy Thọ chia sẻ: “Khi đầu tư ở nước nài, điều đầu tiên mà các doanh nghiệp cần làm đó là phải mang những thành công ở trong nước để áp dụng vào thị trường nước bạn. Yếu tố thứ hai chính là con người. Cần phải truyền thụ cho nhân viên lòng nhiệt thành với công việc. Tiếp theo là chủ động xây dựng bộ máy. Đặc biệt là phải biết kết hợp giữa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của quốc gia, khu vực mà bạn đầu tư”.
Hà Quyên
Truyền hình K28A2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Truyền hình K28A2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận