Khám phá ngôi chùa nghìn năm tuổi nơi vua Tự Đức từng đến cầu con

(Sóng trẻ) – Chùa Địa Tạng Phi Lai (Thanh Liêm, Hà Nam) với nét kiến trúc độc đáo cùng những dấu tích lịch sử nghìn năm, từng được vua Tự Đức đến cầu con, từ lâu đã được ví với cái tên chốn bồng lai tiên cảnh giữa trần gian.

Toàn cảnh ngôi chùa Địa Tạng Phi Lai

Cách Hà Nội khoảng 70km về phía Nam, chùa Địa Tạng nằm trọn trong lòng dãy núi Phi Lai (thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam). Chùa còn có tên gọi khác là chùa Đùng, từng bị bỏ hoang xuống cấp nghiêm trọng. Tháng 12/2015, Đại đức Thích Minh Quang về tiếp nhận, tu tạo, xây dựng và đổi tên thành Địa Tạng Phi Lai.

140868560_1393237891027020_6057363196399470649_n.jpg
Vẻ đẹp bình yên, thoát tục của chùa Địa Tạng Phi Lai

Đại đức Thích Minh Quang cho biết: “Theo lời kể của dân làng và qua tìm hiểu, chùa Đùng được xây dựng vào khoảng thế kỷ X với 120 gian chùa cổ. Rất nhiều đời vua chúa đã về đây. Đến khoảng thế kỷ thứ XVII, vua Tự Đức có về đây cầu con, và khi xuống đến chân núi, nhà vua có nói: “Phi Lai. Nghĩa của từ này khá rộng, có thể hiểu là sẽ quay trở lại, cũng có thể sẽ không bao giờ quay trở lại nữa”. Chùa được đặt tên mới là Địa Tạng Phi Lai Tự - có nghĩa là Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát luôn luôn đến nơi này, cũng có thể Đức Địa Tạng không bao giờ đến nơi này. Mà nơi nào Đức Địa Tạng không về thì nơi đó thành Phật rồi”.

Hiện trong chùa còn lưu lại nhiều cổ vật và linh vật phát lộ tự nhiên mang tính lịch sử được tìm thấy trong quá trình xây dựng như: ngói mũi hài, chân tảng hoa sen, gạch hình rồng, bia khắc đá viền công phượng và nhiều đồ gốm sứ khác…

chua-dia-tang-phi-lai-3-0921.jpg
Những cổ vật và linh vật phát lộ tự nhiên và tìm thấy trong quá trình xây dựng chùa: Tượng hình chim Garuda, ngói mũi hài, chân tảng hoa sen,gạch hình rồng.

Bố cục của chùa Địa Tạng Phi Lai cũng giống như các ngôi chùa truyền thống khác, lớn nhất là tòa Tam Bảo sừng sững ngay khi bước vào sân chùa. Tượng Đức Địa Tạng hiện lên sự hiền từ nhưng toát lên vẻ uy nghiêm, đặt trong tổng thể kiến trúc hài hòa lấy màu nâu, vàng, trắng làm chủ đạo.

139331526_1393202981030511_8706562064665211055_o.jpg
Tòa Tam Bảo tại chính điện thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát

Bên phải tòa Tam bảo là nhà thờ Tổ, nơi tôn nghiêm thờ 42 đời tổ sư từng trụ trì tại chùa. Ngoài ra còn có tòa điện nhỏ thờ Phật Bà Quan Thế Âm, Đức Ông và Đức Thánh Hiền, khu nhà ở (dành cho Tăng ni – Phật tử ở trong chùa), khu giảng đường (nơi các Tăng ni - Phật tử nghe sư trụ trì giảng đạo hàng ngày và diễn ra các khóa tu tại đây), khu nhà khách (dành cho những du khách thập phương và những người tham gia các khóa tu, các trải nghiệm tại chùa).

139801297_1393237734360369_257403710625930154_n.jpg
Tượng Phật Bà Quan Thế Âm được đặt ở giữa hồ sen
138922698_1393203457697130_7668778183329935972_o.jpg
Tượng Phật Bà Quan Thế Âm được đặt ở giữa hồ sen

Tuy nhiên, điều gây chú ý đặc biệt đối với du khách, Phật tử xa gần chính là khuôn viên của chùa. Khuôn viên của chùa được sư trụ trì Thích Minh Quang thiết kế và cho xây dựng rất đặc biệt, khác hẳn với nét kiến trúc của các ngôi chùa cổ khác tại Việt Nam.

Hầu hết phần sân dẫn vào chùa đều được trải bằng sỏi màu trắng chứ không lát gạch đỏ giống như những ngôi chùa khác. Theo như sự giải thích của vị sư trụ trì Thích Minh Quang, sử dụng những viên sỏi trắng mang ý nghĩa của sự thiền định. Chỉ cần nhìn thấy hình ảnh những viên sỏi trắng tinh khiết sẽ khiến cho lòng trở nên thanh thoát không còn lo nghĩ đến những bộn bề của cuộc sống.

139616927_1393237924360350_4970369851331654151_n.jpg
Sân chùa được rải sỏi trắng và bài trí rất đặc biệt
ve-dep-yen-binh-cua-ngoi-chua-dia-tang-phi-lai-29-6650.jpg
Ngay trước khu Tổ đường, 12 vòng tròn được vẽ trên nền sỏi tượng trưng cho 12 nhân duyên của con người.

Bạn Hà Giang (Lý Nhân, Hà Nam) chia sẻ: “Ngay từ khi vừa đặt chân vào chùa, mình đã cảm nhận được sự thanh tịnh, an yên ở nơi đây. Cảnh chùa thực sự rất đẹp. Tiếng chuông chùa, sân sỏi trắng, tuyết mai rừng,… đều khiến mình xao xuyến chẳng muốn về”.

Trước dịch bệnh diễn biến phức tạp, chùa cũng triển khai đo thân nhiệt, phát khẩu trang,… cho du khách vào chùa.

150895146_1413315509019258_4787670236834266257_o.jpg
Một bạn tình nguyện viên đang tiến hành đo thân nhiệt cho du khách trước khi vào chùa.

Có thể nói, Địa Tạng Phi Lai tự là một trong những địa điểm vô cùng đáng đến của du khách, Phật tử đến lễ Phật, tham quan vãn cảnh chùa. Chắc chắn rằng, bất kỳ ai một lần có duyên tìm đến, trở về dưới mái chùa Địa Tạng đều sẽ cảm thấy vô cùng bình yên.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN