“Kỹ nghệ” thời điên đảo: Kỳ 1-Tuyệt chiêu phù phép hô biến lạc trắng thành lạc đỏ
(Sóng Trẻ)- Sau nhiều tháng thâm nhập vào các cơ sở sản xuất thực phẩm bẩn trên địa bàn Hà Nội. Nhóm phóng viên Sóng Trẻ đã có đầy đủ tư liệu và hình ảnh về một số cơ sở làm ăn gian dối. Hi vọng loạt bài viết trong “Kỹ nghệ thời điên đảo’’ sẽ phơi bày phần nào hiện thực bức tranh lừa đảo, gia dối của một số gian thương trong thời kỳ nhức nhối nạn thực phẩm bẩn.
Hoang mang với loại lạc đỏ ngâm nước thành lạc trắng
Theo phản ánh của người tiêu dùng tại các chợ nông sản trên địa bàn Hà Nội đang xuất hiện một loại lạc đỏ được quảng cáo là lạc Nghệ An, Thanh Hóa chính hiệu. Loại lạc này có giá từ 50.000 VNĐ- 60.000 VNĐ- một mức giá không hề rẻ. Tuy nhiên sau khi mua về dùng thử, khi bỏ vào nước ngâm khoảng 15p màu của loại lạc đỏ này bị phai và hiện nguyên hình là lạc trắng.
Trong vai một người tiêu dùng, chúng tôi có đến chợ đầu mối phía Nam ( quận Hoàng Mai, Hà Nội) để tìm hiểu. Khi hỏi mua giống lạc được quảng cáo là lạc đỏ Thanh Hóa, người bán hàng đon đả cho biết : “ Loại lạc đỏ của chúng tôi là lạc Thanh Hóa chính hiệu, nn nhất chợ và giá cũng rẻ nữa. Không nn trả lại tiền”.
Loại lạc đỏ được quảng cáo là lạc Thanh Hóa chính hiệu
Lời khẳng định chắc nịch của người bán hàng càng củng cố quyết tâm tìm hiểu thực hư loại lạc “vi diệu’ này của chúng tôi. Sau khi đồng ý ngã giá 55.000 VNĐ/ 1kg chúng tôi quyết định mua 0,5 kg lạc đỏ “Thanh Hóa” về làm thí nghiệm.
Thoạt nhìn qua loại lạc này rất khó phân biệt với lạc đỏ Nghệ An, Thanh Hóa chính hiệu bởi màu sắc cũng như hình dáng rất giống “lạc thật”. Loại lạc này hạt đều, vỏ bóng, màu sắc bắt mắt. Nếu không phải là người sảnh sỏi thật sự khó để phân biệt “vàng thau lẫn lộn”.
Sau khi ngâm nước được khoảng 15 phút màu nước bắt đầu chuyển sang màu đỏ
Qủa thực ngay cả bản thân chúng tôi khi đem mẫu đi dò mua cũng rất khó phân biệt được đâu là lạc thật, đâu là lạc giả. Nhưng có một cách người ta truyền tai nhau. Muốn biết thật giả hãy ngâm loại lạc này vào nước. Chỉ 15 phút sau, màu nước ngâm lạc chuyển sang màu đỏ đậm còn giống lạc trên thì phai màu thành màu trắng.
Phút thí nghiệm thứ 15
Sau 15 phút ngâm lạc trong nước, màu nước ngâm dần chuyển sang màu đỏ và loại lạc đỏ này cũng bắt đầu nhạt đi. Vớt lạc ra và phơi khô, giống lạc chuyển sang màu trắng.
Đem loại lạc sau khi phơi khô đến một số cửa hàng nông sản. Nhiều người bán hàng đều quả quyết đây là lạc trắng chứ không phải lạc đỏ.
So sánh lạc đỏ “chính hiệu” trước và sau khi ngâm nước
Lạc trắng có hình dáng tương tự lạc đỏ nhưng vỏ màu trắng, ăn bùi và không ngọt như lạc đỏ. Tất nhiên loại lạc này có giá thấp hơn nhiều so với lạc đỏ chính hiệu. Gía bán nài thị trường của giống lạc trắng này dao động từ 20.000 VNĐ- 30.000 VNĐ thấp hơn so với giá lạc đỏ đã niêm yết.
Như vậy với mỗi kg lạc trắng làm giả, thương lái có thể lãi được từ 20.000- 30.000 VNĐ. Một con số đủ siêu lòng bất cứ ai làm nghề buôn bán. Chính vì thế bất chấp nhưng cảnh báo về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như sức khỏe người tiêu dùng. Loại lạc trên vẫn trôi nổi trên thị trường và rất khó kiểm soát.
Mặc dù khó phân biệt bằng mắt thường nhưng với những người sảnh sỏi hoặc bán hàng lâu năm vẫn có những cách giúp phân biệt loại lạc trên với lạc đỏ chính hiệu. Nếu nhìn qua bằng mắt thường sẽ thấy: Lạc đỏ Thanh Hóa giả mạo có máu hồng phấn còn lạc đỏ Thanh Hóa, Nghệ An chính hiệu sẽ có màu đỏ đậm. Sấp một ít nước trên tay một vài phút sẽ thấy tay có màu đỏ do màu của lạc phai ra, trong khi đó lạc Thanh Hóa, Nghệ An chính hiệu thì không bị phai màu ra tay.
Loại lạc đỏ sau khi ngâm nước và phơi khô hiện nguyên hình là lạc trắng
Đặc biệt khi ngâm cả 2 loại lạc chính hiệu và giả mạo vào nước. Sau 15 phút màu nước bên bình đựng lạc Thanh Hóa giả mạo sẽ chuyển dần sang màu đỏ, vỏ lạc cũng bị phai dần sang màu trắng. Điều đáng nói là vỏ lạc không bị tróc ra, chứng tỏ bề mặt của vỏ lạc đã bị phai màu. Như vậy có thể phần nào tin vào giả thiết, loại lạc đỏ trên thực sự là loại lạc trắng nhưng được phù phép nhuộm phẩm thành màu đỏ.
Trong khi đó với loại lạc đỏ chính hiệu, dù bị phai màu chút ít nhưng vẫn giữ được màu nguyên bản của vỏ lạc. Nước ngâm lạc không bị phai màu và biến đổi quá nhiều.
Sau khi phơi khô khoảng một vài phút loại lạc trắng bị phù phép đã hiện nguyên hình. Đối chiếu với mẫu lạc mua ban đầu sẽ thấy rõ sự khác biệt. Chỉ ít phút trước đây giống lạc đỏ được quảng cáo với bao mỹ từ và lời khẳng định chắc nịch : “ Không nn trả lại” thực ra là loại lạc trắng có giá trị thấp hơn nhiều.
Không rõ hóa chất được sử dụng để làm giả loại lạc trên là hóa chất gì, nhưng đây cũng là một mối nguy hại cho sức khỏe của người tiêu dùng và việc làm trên của một số gian thương thực sự đáng lên án khi đánh lừa lòng tin của những người đã trót tin vào những lời “quảng cáo vặt”.
Cô Mai, một tiểu thương thật thà cho biết : “ Thật ra cô và các người bán khác đều biết đây là loại lạc trắng chứ chẳng phải lạc đỏ gì đâu. Người ta làm thế để bán cho có lợi nhuận mà thôi. Lạc trắng rành rành ra nhưng không hiểu sao người ta làm cho nó đỏ được. Cô chỉ nghe nói là người ta nhuộm phẩm vì cô cũng chỉ là trung gian thôi không phải người sản xuất. Thì nghe người ta nói thế. Người nào thật thà thì sẽ nói đây là lạc giống Tàu, người làm gian dối thì nói là lạc đỏ Thanh Hóa để lừa người mua. Mỗi cân lạc làm giả như này họ lãi 20.000 VNĐ- 30.000 VNĐ như thế tội gì họ không bán chứ”.
Lời chia sẻ của cô Mai đã tiết lộ một manh mối quan trọng thủ đoạn của các gian thương đó chính là nhuộm màu lạc trắng thành lạc đỏ. Sự thật sẽ được sáng tỏ trong kỳ sau của bài viết.
Vũ Ninh
ĐPT K34 A2
Cùng chuyên mục
Bình luận