Làng nghề hương Cao Thô

(Sóng trẻ) - Chẳng biết tự bao giờ, người Việt nam chúng ta xem chuyện thắp hương trên bàn thờ tổ tiên là một nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong các dịp giỗ chạp, lễ tết. Nén hương như một chiếc cầu nối thiêng liêng giữa cuộc sống hiện hữ của con người với cõi tâm linh của trời đất. Có thể nói, hương đã len lỏi vào tận cùng ngõ ngách đời sống và có vị trí quan trọng trong cuộc sống người Việt Nam nói riêng và của người châu Á nói chung.

Ngày cuối năm đi mua sắm tết, dù giàu dù nghèo không ai không mua vài nén hương về thắp cho tổ tiên, ông bà. Dường như không ai biết được tục lệ thắp hương có tự bao giờ do ai sáng lập, chỉ biết rằng có ai trong đời mà không từng thắp lên một nén hương. Có đứa trẻ nào, mỗi khi đứng  trước ban thờ bên ông,bên bố trong những ngày giỗ tết lại run run ngước nhìn làn khói tỏa ra từ cây hương cảm thấy như  có gì thần bí màu nhiệm đang vây quanh mình. Và cũng bao người Việt lớn lên mùi hương theo tuổi linh thiêng ám ảnh đến lạ lùng.

819f5cbee_dsc_1307.jpg
Hương thôn Cao

Nén hương thơm từ lâu trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh người Việt và đã trở thành một nét đẹp văn hóa dân tộc. Một nén hương thắp lên, nhìn trầm hương lan tỏa cũng gợi nhớ quê hương. Hãy trở về với một làng quê Bắc Bộ nơi rất nổi tiếng với nghề làm hương.

Suốt đoạn đường lớn men theo con đê sông Hồng đến khi bước vào thôn Cao – xa Bảo Khê – Hưng Yên rực môt màu vàng bắt mắt của hương đem phơi và vị thơm thoang thoảng của vị thuốc bắc. Không phải là nơi phát tích của nghề là hương ở Việt Nam, bởi nó mới chỉ tới đây hơn một thế kỉ trước. Theo tục truyền vào khoảng thế kỉ XVII, khi  Phố Hiến trở nên một đô  thị sầm uất, nhiều thanh niên Trung Quốc lấy vợ người Việt thì trong thôn có một người con gái tên là Đào Thị Hương mới 15 tuổi rất xinh đẹp và nết na, cô lấy chồng là người Trung Quốc và được gia đình chồng đưa sang Phúc Kiến. 

819f5cbee_dsc_1322.jpg
Người làm hương

Sau một thời gian nơi đất khách quê người, cô vẫn nặng lòng với quê nhà. Thấy nghề chài lưới vất vả, nguy hiểm, cô muốn tìm cho dân làng một nghề nghiệp ổn định khác. Nhân quê chồng có nghề làm hương nhưng không phải hương đen lem luốc như ở Việt Nam, mà là hương làm bằng những vị thuốc bắc gọi là hương xạ, cô bèn chủ tâm học hỏi, sau khi đã nắm bắt được bí quyết và thành thạo nghề, cô xin gia đình chồng về nước và truyền dạy cho dân làng, thôn Cao có nghề làm hương xạ từ đấy. 

“Làm hương có chú Tứ Chanh
Có cụ Hương Trắc có anh Nhiêu Hoàn”

Nghề làm hương cũng có những bí mất về nguyên liệu và cách pha chế theo một tỉ lệ  mà chỉ lưu truyền trong dòng tộc. Những mỗi gia đình đều có công thức khác nhau, tạo nên mùi hương đặc trưng cho mỗi thương hiệu của gia đình. Mấy ai trong chúng ta biết để làm ra một nén hương thơm thì người thợ tỉ mỉ cần cù đến mức nào. 
Thợ làm hương Cao Thôn không có phép mình ngủ nướng mà phải bắt tay vào làm việc từ lúc gà gáy khoảng ba, bốn giờ sáng để kịp sáng ra sáu giờ mặt trời lên là có hương đem phơi cho kịp nắng. Chứng kiến tận mắt, bạn sẽ thấy cách pha chế hương rất công phu. Những bánh xe thô sơ chở nguyên liệu, tiếng máy móc nhộn nhịp cả góc làng, dường như những âm thanh ấy đã trở nên quen thuộc không thể thiếu ở vùng quê này. Hương ở đây được làm từ thảo mộc và hơn 30 vị thuốc bắc như : đại hoàng, xuyên khung, bạch chỉ, độc hoạt, đan bì, đinh hương… 


  819f5cbee_dsc_1477.jpg 
Thảo dược làm hương

Tất cả thảo dược ấy sẽ được xay nhỏ trộn với nhựa chiết xuất từ thực vật tạo thành chất kết dính như keo. Tăm hương cũng được chọn kĩ lưỡng, được là từ thân tre, sau đó trẻ nhỏ sấy khô, rồi cho người thợ dùng bàn xe là một miếng hình chữ nhật có tay cầm nhất mạnh để chất keo đó bao đều quanh tăm hương, còn nếu là hương vòng chất keo sẽ được làm thành một sợi dây dài, rồi quấn thành từng vòng tự nhiên. Hương sau đó được đem phơi,làm hương quý nhất là  nắng trời, thứ nắng tự nhiên sẽ cho nén hương thơm, một màu vàng óng, khi thắp sẽ không độc tàn.

Nhưng đó chỉ là cách làm ngày xưa, còn ngày nay với sự phát triển của công nghệ kĩ thuật máy móc bán thủ công đã được đưa  vào trong quy trình sản xuất. 

Chính vì vậy, cho ra đời những sản phẩm chất lượng tốt với mẫu mã đa dạng, từ hương vòng, hương thẻ, đến hương côn… 

Với những vất vả riêng nghề hương cũng có phần mai một nhưng có lẽ với chữ “tâm”trong nghề  và với những quan tâm chính  là không làm mất đi mùi hương đặc trưng của thuốc bắc  để mỗi nén hương không chỉ là sản phẩm mang ý nghĩa tinh thần mà còn đem lại thu nhập khá ổn định cho người làng nghề.

Ngày nay, hương không chỉ được thắp trong gia đình mà cả tôn giáo khác nhau cũng có chung văn hóa này. Ngày tết đi chùa lễ Phật, hái lộc đầu năm, hay đi tảo mộ, một nén hương tỏ lòng thành kính với ông bà tổ tiên, một nén hương tưởng nhớ đến người thân yêu đã khuất, một nén hương cầu bình an cho năm mới và để cho không khí những ngày đầu năm thêm ấm áp và tươi vui. Khoảnh khắc giao hòa giữa trời đất năm mới và năm cũ thắp trên bàn thờ một nén hương thơm, cho dù không tin vào thần thánh, thế giới bên kia, nhưng chúng ta đều tin rằng nén hương và hương thơm của nó đem lại một sự thanh thản bình yên trong tâm hồn.

                                                                         Bùi Huyền Trang
 Phát thanh K32





Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN