Lớn lên trong tình yêu Quan họ.


(Sóng trẻ) - Trong 49 làng Quan họ gốc, làng Diềm ( Viêm Xá, Hòa Long, thành phố Bắc Ninh) luôn tự hào bởi nơi đây không chỉ có đền thờ vua Bà- Thủy tổ Quan họ mà còn có biết bao thế hệ người dân nơi đây luôn trân trọng, gìn giữ, phát huy giá trị di sản Dân ca Quan họ. Mới đây, cặp liền chị Trần Thị Yến (sinh năm 1983) và Trần Thị Thu (sinh năm 1986) xuất sắc giành giải Nhất nội  dung hát đối đáp 50 bài tại hội thi hát Quan họ Xuân Mậu Tuất 2018, là minh chứng thêm cho tình yêu Quan họ của người dân nơi đây.


Cặp liền chị Yến, Thu vốn là chị em họ sinh ra tại làng Quan họ gốc Viêm Xá của vùng Kinh Bắc. Những câu ca Quan họ đã đi vào từng bữa ăn, giấc ngủ từ thời thơ ấu. Ông nại hai chị là thế hệ đầu tiên thành lập ra câu lạc bộ (CLB) cho làng Diềm; mẹ, bác và anh trai cũng đều là liền anh, liền chị có nghề trong CLB. Đến nay, lớp thế hệ trẻ như chị Thu,Yến tiếp tục được dìu dắt, truyền dạy, kế thừa, định hướng chơi theo lề lối Quan họ các cụ xưa để lại với tổng số hơn 200 câu hát cổ mẫu mực, điệu thức nhấn nhá, luyến láy, ca từ theo lối tự sự, với cách dùng ngôn ngữ dân gian. 

a3b8032ad_t1.jpg
 
 Sinh ra trong cái nôi quan họ cổ, niềm đam mê nghệ thuật, đặc biệt là tình yêu với những làn điệu dân ca Quan họ  của hai chị đã được nuôi dưỡng, bồi đắp dần theo năm tháng. Ngay từ năm lên 9 tuổi (năm 2000), chị Thu đã được giải nhất Liên hoan tiếng hát Quan họ măng non của tỉnh tổ chức sau 4 năm tham gia. Tiếp tục chăm chỉ rèn luyện, tắm mình trong những làn điệu mượt mà, đằm thắm ấy, năm 2010, cặp liền chị Yến, Thu tham gia hội thi hát Dân ca Quan họ đối đáp được tổ chức năm đầu tiên tại Hội Xuân đã đạt ngay giải Ba... Năm tháng trôi đi, hai liền chị cũng không đi theo con đường nghệ thuật chuyên nghiệp, nhưng không vì vậy mà tố chất và ngọn lửa đam mê trong các chị lụi tàn. Đầu Xuân Đinh Dậu, hai chị quyết định quay lại với hội thi hát đối đáp dân ca Quan họ ở nội dung 50 bài và được giải Nhì. Năm 2018, cặp liền chị Yến, Thu tiếp tục xuất sắc giành giải Nhất.
 
Còn trẻ đã ghi dấu ở hội thi hát đối đáp Quan họ đầu Xuân không phải việc dễ dàng. Nhớ lại vòng chung kết hội thi hát đối đáp Quan họ đầu Xuân 2018, chị Thu cho biết: “Dù ở nhà hai chị em tập luyện rất kỹ, tự làm phiếu để trong cơi trầu và gắp phải bài Quan họ nào thì hát bài đó, xong tự hát đối thành thục cả 550 bài nhưng vào thi vẫn có chút hồi hộp. Bởi khi cất lời ca Quan họ lên chỉ cần giọng hơi cao quá hoặc hơi thấp thì người hát luồn sẽ bị khó khăn. Cái khó nhất của Quan họ đối đáp làm sao hai giọng phải quện vào nhau như một, hát thong thả, chậm rãi như chính nội dung câu chuyện bài hát về tình yêu đôi lứa hay tình yêu cuộc sống…”

a3b8032ad_t2.jpg

Những ngày đầu tập hát, suốt nhiều ngày mà cả hai không thể hát sao cho lời ca Quan họ được “vang, rền, nền, nảy”, hai chị không quản ngày, đêm cùng nhau luyện hát và giao lưu với các nghệ nhân, những người yêu Quan họ trong và nài CLB. Khó khăn không chỉ là tìm câu, từ sao cho chuẩn với chất Quan họ cổ, mà cách hát, ý nghĩa trong từng câu hát cũng là thử thách không nhỏ; với một số câu hát quá cổ, hai chị phải tìm các nghệ nhân khác trong làng để học hỏi, bồi dưỡng thêm cho mình như nghệ nhân: Nguyễn Thị Sang, Nguyễn Thị Thềm… Đối với hai chị, hát Quan họ đơn giản chỉ là niềm đam mê, yêu cầu các làn điệu Quan họ cổ. Quá trình học tập, tìm hiểu, hai chị cũng đã rút ra cho riêng mình những kinh nghiệm. “Đến với Quan họ không chỉ là hát được, mà còn là học được nền nếp, lối chơi, lối sống của người Quan họ, cách sống tế nhị, nền nã, luôn khiêm nhường, học hỏi các thế hệ đi trước”- chị Yến cho hay. Theo các chị, trong  lúc thả hồn chậm rãi để cảm nhận theo từng câu hát thì cách sống cũng được rèn giũa theo. 
 
Thời buổi hiện nay, khi nhiều người hát Quan họ theo lối thị trường dễ hát, dễ nghe thì cặp liền chị Yến, Thu lại đam mê Quan họ cổ, bởi theo hai chị câu ca của Quan họ cổ có chủ đề gần gũi với cuộc sống đời thường như lao động, sản xuất, tình yêu đôi lứa, ca từ dân giã, da diết, nồng nàn, tế nhị song lại rất khó hát và kén người nghe. Vì vậy, cặp liền chị này mong muốn tiếp nối các thế hệ đi trước góp sức mình cho việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy các câu hát Quan họ cổ.

Chia tay hai chị sau khi đã được thưởng thức làn điệu Quan họ cổ “giã bạn”, bịn rịn, giùng giằng kẻ ở, người đi, chúng tôi mong tại hội thi hát Quan họ đối đáp 150 bài năm 2019 hai chị sẽ gặt hái được thành công. 

Đinh Thu

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật5 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN