Lớp học tình thương chắp cánh ước mơ cho trẻ khuyết tật

(Sóng trẻ) – Về thôn Đông Cựu, xã Đông Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, chúng tôi tìm gặp cô giáo Lê Thị Hòa, một trong 10 Công dân Thủ đô ưu tú năm 2019, mẹ của những “vầng trăng khuyết”.

Cô Lê Thị Hòa (46 tuổi), hiện đang là giáo viên trường Tiểu học Đông Sơn (huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Suốt gần 13 năm nay, bất kể nắng hay mưa, nài giờ lên lớp, cô còn tham gia giảng dạy cho các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt ở lớp học tình thương đặt địa điểm tại chùa Hương Lan.

5e44d1414_anh1.jpg

Lớp học tình thương rộng chừng 20m2 ở chùa Hương Lan là nơi cô giáo Lê Thị Hòa gieo con chữ cho các em khuyết tật (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Nói về lý do mở lớp học, cô Hòa kể: “Trước kia ở đây buồn lắm. Trong xóm ít người, có nhiều con là trẻ khuyết tật, tôi thường rủ các con đến chơi nhà. Thế rồi từ chơi, tôi hỏi các con có thích học chữ không, và tôi bắt đầu dạy các con tô, viết chữ”.

Thời gian đầu mới mở lớp, cô không tránh khỏi những lời bàn tán, dị nghị từ nhiều người. Có người bảo cô “đồng bóng”, kẻ lại cho là cô “dở hơi”. Thế nhưng, trong thâm tâm, cô Hòa luôn suy nghĩ rằng: khi bản thân chúng ta sinh ra được lành lặn và có điều kiện học tập, thì nài kia có biết bao bạn phải gánh chịu bệnh tật, không được hòa nhập với bạn bè, va chạm với xã hội. Chính suy nghĩ ấy cùng sự nhiệt huyết và tấm lòng thiện nguyện đã giúp cô vượt lên mọi trở ngại. 

“Tôi quan niệm: mình trao yêu thương, và mình sẽ nhận lại yêu thương, còn ai nói gì, tôi không để tâm” – Cô tâm sự.

5e44d1414_anh2.jpg

Cô giáo Hòa tận tình chỉ bảo cho học sinh (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Được biết, lớp học tình thương gồm 66 em từ độ tuổi 6 đến 30, đa phần đều là trẻ khuyết tật. Vào mỗi thứ bảy, chủ nhật, các em sẽ được người nhà đưa tới chùa để học. Tại đây, cô Hòa dạy các em không thông qua bất kì giáo trình có sẵn, giáo án soạn mẫu nào. Đối với mỗi học sinh, cô lại có cách hỗ trợ, giảng dạy phù hợp riêng sao cho hài hòa nhất. Trong số 66 em, có những em hiện nay đã biết đọc, viết, làm toán thông thạo, song có em vẫn còn yếu, gặp khó khăn trong việc học. Tuy nhiên, theo cô Hòa, điều đặc biệt nhất chính là tất cả các học sinh đều rất nan và nghe lời.

“Đến giờ, tôi vẫn ấn tượng nhất trường hợp của bạn Cấn Thị Khuê. Khi mới đến lớp, con không tự mím được miệng, nói khó, không đi lại được. Tôi hỏi: “Con có thích đi học không?”, Khuê bảo: “Con muốn đi học, con muốn làm cô giáo”. Thế rồi, từ sự động viên của cô, và nghị lực của con, giờ Khuê đã biết đi, biết đọc, viết, làm toán thành thạo” – Cô giáo Hòa chia sẻ về người học trò ấn tượng nhất trong suốt 13 năm dạy tại lớp học tình thương của mình.

Nài thời gian học, các học sinh ở lớp học đặc biệt của cô Hòa còn được tham gia những hoạt động nại khóa, trải nghiệm nài trời. Ở chùa, khi ra chơi, các em được múa hát tập thể, chơi những trò chơi dân gian, trồng hoa trong vườn. Cũng có những dịp, cô Hòa tổ chức sự kiện giao lưu giữa các bạn ở lớp tình thương và học sinh của trường tiểu học Đông Sơn, để các em được kết bạn, được hòa nhập.

5e44d1414_anh3.jpg

Chuyến tham quan Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh của cô và trò lớp học tình thương (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Gần 13 năm âm thầm, lặng lẽ gieo từng con chữ, vun đắp ước mơ cho các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, cô giáo Lê Thị Hòa gặp không ít khó khăn. Có nhiều khi, cô bị các con cắn, nghiến, đánh vì không vừa ý tới bầm tím tay chân. Sư thầy ở chùa Hương Lan xót xa, hỏi sao cô để các con làm vậy, nhưng cô chỉ cười không nói gì. Khó khăn, vất vả là vậy, song cô Hòa chưa một lần cảm thấy tủi thân, hay muốn từ bỏ các con.

“Bản thân tôi không cảm thấy tủi thân, tôi chỉ thấy thương cho các con. Tôi mong sao có nhiều nhà hảo tâm, hay cả những người đang đi sai đường trong cuộc sống, mong họ hãy nghĩ đến và trao dù chỉ là một ít yêu thương tới các con. Còn với tôi, tôi cảm thấy hạnh phúc vì mỗi sáng thứ bảy, chủ nhật đến lớp, các con sà vào lòng và nói: “Mẹ, con yêu mẹ nhất. Mẹ hãy thật khỏe để đến lớp dạy chúng con”. Như vậy thôi đã đủ rồi”.

5e44d1414_anh4.jpg

Những bông hồng tặng cô dịp 20/11

5b51ccff1_i_8718.jpg

Từng lời nhắn gửi, những nét chữ nguệch nạc, ngô nghê trên tấm thiệp chúc mừng được làm từ giấy A4 do các học sinh của lớp học tình thương gửi tới cô giáo Lê Thị Hòa: “Con xin cảm ơn cô giáo Lê Thị Hòa đã dạy chúng con nên người”, “Cô Lê Thị Hòa ơi con yêu cô nhiều lắm”

Năm 2015, cô Hòa phát hiện mình bị ung thư. Mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo, nhiều lúc vì bệnh mà tay chân cô co cứng, môi tê chẳng nói được. Không chỉ vậy, có những ngày phải lên Hà Nội xạ trị, tóc cô rụng, thân thể tiều tụy, công việc dạy học bị gián đoạn. Dẫu vậy, cô Hòa vẫn luôn nỗ lực, quyết chí chiến đấu với bệnh tật để có thể sớm quay lại trường, lớp. Đối với cô, chỉ cần được tới lớp dạy, mọi đau đớn như tan biến, bởi chính các con là nguồn sức mạnh lớn lao giúp cô vượt qua. Hiện tại, sau 4 năm vừa dạy học, vừa chống chọi với bệnh tật, bệnh tình của cô đã thuyên giảm đáng kể. Nhớ lại khoảng thời gian khó khăn nhất ấy, cô tâm sự: “Lúc đó, tôi không sợ chết, chỉ sợ rằng sẽ không có ai dạy các con”. 

Khi được hỏi về những dự định trong tương lai, cô chia sẻ: “Tôi luôn hy vọng mình có sức khỏe, để cùng với sự giúp đỡ của mọi người dựng xây thêm nhiều lớp học tình thương khác, chắp cánh cho ước mơ của các con”.

4d7bec944_anh6.jpg

Cô Lê Thị Hòa chụp hình cùng học trò và sư thầy bên bằng chứng nhận “Công dân Thủ đô ưu tú năm 2019” (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Chia tay cô giáo Lê Thị Hòa, chúng tôi trở về trung tâm Hà Nội. Song, có lẽ, hình ảnh người giáo viên nhiệt huyết, tận tâm, tận tụy vì học sinh sẽ chẳng thể nào phai nhòa trong ký ức.

Phương Linh – Phương Thảo

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật6 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN