Lựa chọn việc làm thêm của sinh viê
(Sóng Trẻ) - Ngày nay để sinh viên tìm kiếm cho mình một công việc làm thêm không quá khó, chỉ cần một cú click chuột ghé thăm những website về việc làm, sau đó bạn lựa chọn và ứng tuyển công việc bản thân thấy phù hợp, muốn làm. Vậy những việc làm như thế nào thì đủ tiêu chuẩn để sinh viên lựa chọn?
Phỏng vấn nhanh một số sinh viên, chúng tôi nhận thấy những tiêu chí để các bạn tìm cho mình một công việc ưng ý được chia thành hai luồng ý kiến khác nhau.
Ưu tiên những công việc nói không với kiến thức chuyên môn.
Đây là xu thế lựa chọn việc làm thêm của hơn hai phần ba sinh viên hiện nay. Thực trạng này chủ yếu rơi vào sinh viên năm 2,3 và chủ yếu là các bạn học chuyên ngành kinh tế. Có bạn lựa chọn những công việc này vì phù hợp thời gian, có bạn vì muốn thoải mái sau những giờ “nạp” kiến thức căng thẳng trên giảng đường.
Bạn Ngô Thị Nga, sinh viên năm 2 trường ĐH Thương Mại, hiện đang làm việc tại một cửa hàng bán đồ ăn nhanh ở Royal City cho biết: “Công việc tuy có vất vả nhưng mình cảm thấy hài lòng. Lý do để chọn làm việc tại đây do thủ tục tuyển nhân viên rất đơn giản, môi trường làm việc chủ yếu dành cho teen, có đồng phục bắt mắt và không gian đẹp. Hơn thế nữa, mình chỉ cần cố gắng làm đủ giờ, chăm chỉ và không phải mang việc về nhà.”
Nga cũng tâm sự: “Công việc không đòi hỏi chất xám nhưng thực tế rất mệt, nhất là những hôm đông khách, phải chạy tới chạy lui nhiều, về nhà mệt rã rời chỉ muốn ngủ chẳng còn tâm trí đâu để hào hứng học bài nữa. Kì 2 của năm nhất, khi mình mới bắt đầu vào làm, vì chưa thích nghi được với môi trường mới nên kết quả học tập của mình sa sút nhiều, có đến 6 điểm C”.
Bạn Ngô Thị Nga
Hiện đã là sinh viên năm 3 nhưng bạn Mai Anh vẫn lựa chọn bán hàng tại một shop quần áo ở Hà Đông là công việc làm thêm cho mình, bạn ấy cho rằng công việc này đơn giản, không đòi hỏi đến kĩ năng chuyên môn, lại có nhiều thời gian rảnh. Tuy nhiên Mai Anh có chia sẻ: “Công việc đơn giản nhưng cũng có nhiều áp lực, đã có lần mình bị mất tiền vì tính sai, vừa bị chủ trách lại phải lấy tiền ăn bù vào, đó là những bài học quý giá cho mình”.
Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy những nơi tuyển dụng phục vụ bàn, lễ tân, bán hàng lại luôn được đông đảo sinh viên ứng tuyển. Trong khi những công việc đòi hỏi thời gian rèn luyện như chuyên viên tư vấn khách hàng, chuyên viên giám sát, kinh doanh… thì số lượng dự tuyển trên đầu ngón tay.
Giải thích về thực tế này, bạn Hoàng Vinh, sinh viên trường Kinh tế quốc dân cho biết: “Đặc trưng của những công việc lao động phổ thông là làm partime (bán thời gian), môi trường làm việc đơn giản, không đòi hỏi nhiều kỹ năng, đáp ứng được nhu cầu trước mắt cho sinh viên. Trong khi đó, các công việc ít được lựa chọn lại đòi hỏi nhiều kĩ năng, trình độ chuyên môn, và có thể có lợi trong mọi mặt về sau của nhân viên làm việc chính thức.”
Bạn Hoàng Vinh
Làm đúng chuyên ngành để có cơ hội kết hợp giữa học và hành.
Hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội,… có nhiều doanh nghiệp, công ty tuyển thực tập sinh (sinh viên năm 3, 4), đó là một cơ hội tốt để sinh viên tìm được cho mình một công việc làm thêm giá trị. Nhưng vấn đề đặt ra là con số những bạn sinh viên biết nắm bắt được cơ hội tốt này là bao nhiêu? Chúng tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ và biết được 100% các bạn đều nắm bắt được thông tin tuyển thực tập sinh của các công ty, nhưng chỉ có 45% sinh viên mạnh dạn đăng ký tham gia dự tuyển. Bạn Mai, một sinh viên hiện đang là thực tập sinh chia sẻ:
Video bạn Mai chia sẻ
Làm thêm là một nhu cầu lớn trong giới sinh viên, nhưng để nhận thấy công việc nào giúp ích được tương lai mình không phải là điều dễ dàng. Đủ lý trí để cân bằng được giữa học và làm, biết lựa chọn cho mình những công việc thích hợp, đó là bài toán các bạn sinh viên cần tìm cách giải thông minh.
Phan Quỳnh
ĐPT K34A2
Cùng chuyên mục
Bình luận