Mặt trái của du học
(Sóng Trẻ) - Du học nước nài là ước mơ của nhiều học sinh, sinh viên. Đi du học, sinh viên không chỉ giúp tích lũy kiến thức mà còn được tìm hiểu về con người và những nền văn hóa trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực không thể phủ nhận, những mặt trái của việc đi du học cũng đang tồn tại.
Những nguy cơ tiềm ẩn
Du học nước nài cũng có nghĩa là sinh viên phải sống tự lập, xa gia đình, người thân và bạn bè. Vì vậy, việc vướng phải những chuyện không như ý như gây lộn, không tìm được chỗ ở hay bất đồng về ngôn ngữ, văn hóa là không thể tránh. Nhiều sinh viên đã vỡ mộng ngay ngày đầu tiên đi du học, điều đó dẫn đến sự chán nản và tâm lí tiêu cực đối với sinh viên. Trong những năm gần đây, số lượng du học sinh Việt Nam tự tử tại nước nài ngày một tăng.
Ngọc Hiệp, hiện đang là sinh viên Đại học RMIT, thành phố Hồ Chí Minh đã từng có gần hai năm học tập tại London, cho biết: “Không phải đi học nước nài là sướng. Những bất đồng giữa những người có nền văn hóa khác nhau thường xuyên diễn ra. Hơn nữa khi gặp chuyện buồn, những du học sinh không có nhiều bạn để tâm sự và họ thường rơi vào trạng thái cô đơn, buồn tủi và stress”.
Sinh viên nước nài, trong đó có sinh viên Việt Nam còn là “mồi” cho kẻ xấu lợi dụng, dẫn đến việc lao vào vòng lao lí nơi đất khách quê người. Một số trường hợp khác thì bị phân biệt đối xử, bị hành hung. Ngày 24/10/2009, tại San Jose, California, Mỹ một sinh viên người Việt Nam bị cảnh sát đánh bằng dùi cui và súng bắn điện hơn 10 lần, trong đó một lần bị đập vào đầu vì bị nghi ngờ tấn công người bạn cùng phòng.
Ngày 17/7/2009, thi thể của một sinh viên Việt Nam được phát hiện trong tủ đựng quần áo tại một căn phòng của ký túc xá Queensway Singapore. Sinh viên này mới sang được gần hai tháng và đang học tiếng Anh tại Học viện Quản lý phát triển Singapore. Mới đây nhất là cái chết của một du học sinh tại đại học lden West Community, Mỹ gây xôn xao dư luận.
Tiền mất, tật mang
Nhiều bậc phụ huynh với mong muốn con mình được mở mang tầm hiểu biết đã tích góp tiền của cho con đi du học. Nhưng không ít trường hợp đã bị lừa bởi các trung tâm môi giới, các trung tâm tư vấn du học.
Có những sinh viên bị phụ huynh “ép” đi du học dù không đủ năng lực dẫn đến chán học, ham chơi, giao du với bạn xấu. Một số sinh viên khác lại tiếp thu, học tập lối sống phương Tây mà quên đi những giá trị đạo đức của dân tộc. Nhiều sinh viên sau vài năm đi du học không muốn quay về cống hiến cho Đất nước, phụng dưỡng bố mẹ. Số khác thì bắt chước lối sống buông thả, không lành mạnh của giới trẻ phương Tây làm mất đi bản sắc văn hóa Việt trong mắt bạn bè quốc tế.
Ngọc Hiệp còn cho hay những rủi ro từ việc mất học bạ, quá hạn visa nếu không được giải quyết kịp thời thì sinh viên cũng có thể bị trục xuất bất kì lúc nào. Khi đó, công sức và tiền của của du học sinh đều đổ xuống sông, xuống biển.
Du học là cơ hội tốt cho mỗi chúng ta tự rèn luyện bản thân, học hỏi những cái hay, cái mới từ bạn bè quốc tế. Thế nhưng, để không bị sa ngã, mỗi người cần phải chuẩn bị tốt về mặt kinh tế và tri thức, xác định mục tiêu cụ thể khi đi du học, bên cạnh đó, cần phải có lập trường tư tưởng và tâm lí vững vàng trước mọi sự lôi kéo của môi trường xung quanh.
Những nguy cơ tiềm ẩn
Du học nước nài cũng có nghĩa là sinh viên phải sống tự lập, xa gia đình, người thân và bạn bè. Vì vậy, việc vướng phải những chuyện không như ý như gây lộn, không tìm được chỗ ở hay bất đồng về ngôn ngữ, văn hóa là không thể tránh. Nhiều sinh viên đã vỡ mộng ngay ngày đầu tiên đi du học, điều đó dẫn đến sự chán nản và tâm lí tiêu cực đối với sinh viên. Trong những năm gần đây, số lượng du học sinh Việt Nam tự tử tại nước nài ngày một tăng.
Ngọc Hiệp, hiện đang là sinh viên Đại học RMIT, thành phố Hồ Chí Minh đã từng có gần hai năm học tập tại London, cho biết: “Không phải đi học nước nài là sướng. Những bất đồng giữa những người có nền văn hóa khác nhau thường xuyên diễn ra. Hơn nữa khi gặp chuyện buồn, những du học sinh không có nhiều bạn để tâm sự và họ thường rơi vào trạng thái cô đơn, buồn tủi và stress”.
Khác biệt về văn hóa dễ khiến du học sinh rơi vào tình trạng stress
Sinh viên nước nài, trong đó có sinh viên Việt Nam còn là “mồi” cho kẻ xấu lợi dụng, dẫn đến việc lao vào vòng lao lí nơi đất khách quê người. Một số trường hợp khác thì bị phân biệt đối xử, bị hành hung. Ngày 24/10/2009, tại San Jose, California, Mỹ một sinh viên người Việt Nam bị cảnh sát đánh bằng dùi cui và súng bắn điện hơn 10 lần, trong đó một lần bị đập vào đầu vì bị nghi ngờ tấn công người bạn cùng phòng.
Ngày 17/7/2009, thi thể của một sinh viên Việt Nam được phát hiện trong tủ đựng quần áo tại một căn phòng của ký túc xá Queensway Singapore. Sinh viên này mới sang được gần hai tháng và đang học tiếng Anh tại Học viện Quản lý phát triển Singapore. Mới đây nhất là cái chết của một du học sinh tại đại học lden West Community, Mỹ gây xôn xao dư luận.
Tiền mất, tật mang
Nhiều bậc phụ huynh với mong muốn con mình được mở mang tầm hiểu biết đã tích góp tiền của cho con đi du học. Nhưng không ít trường hợp đã bị lừa bởi các trung tâm môi giới, các trung tâm tư vấn du học.
Có những sinh viên bị phụ huynh “ép” đi du học dù không đủ năng lực dẫn đến chán học, ham chơi, giao du với bạn xấu. Một số sinh viên khác lại tiếp thu, học tập lối sống phương Tây mà quên đi những giá trị đạo đức của dân tộc. Nhiều sinh viên sau vài năm đi du học không muốn quay về cống hiến cho Đất nước, phụng dưỡng bố mẹ. Số khác thì bắt chước lối sống buông thả, không lành mạnh của giới trẻ phương Tây làm mất đi bản sắc văn hóa Việt trong mắt bạn bè quốc tế.
Ngọc Hiệp còn cho hay những rủi ro từ việc mất học bạ, quá hạn visa nếu không được giải quyết kịp thời thì sinh viên cũng có thể bị trục xuất bất kì lúc nào. Khi đó, công sức và tiền của của du học sinh đều đổ xuống sông, xuống biển.
Du học là cơ hội tốt cho mỗi chúng ta tự rèn luyện bản thân, học hỏi những cái hay, cái mới từ bạn bè quốc tế. Thế nhưng, để không bị sa ngã, mỗi người cần phải chuẩn bị tốt về mặt kinh tế và tri thức, xác định mục tiêu cụ thể khi đi du học, bên cạnh đó, cần phải có lập trường tư tưởng và tâm lí vững vàng trước mọi sự lôi kéo của môi trường xung quanh.
Nguyễn Diệu Linh
Lớp Báo mạng điện tử K30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lớp Báo mạng điện tử K30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận