Khoa Phát thanh – Truyền hình: Điểm sáng trong chương trình đào tạo

(Sóng trẻ) – Khoa Phát thanh – Truyền hình là một trong những khoa có quy mô đào tạo lớn nhất Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Trong các chuyên ngành được đào tạo tại khoa, mới nhất phải kể đến hai chuyên ngành Truyền hình chất lượng cao và Báo mạng điện tử chất lượng cao. 

243d217fc_2.jpg

Khoa Phát thanh - Truyền hình kỉ niệm 40 năm thành lập (Nguồn: Khoa Phát thanh - Truyền hình)

Đội ngũ cán bộ của khoa có tổng số 26 người trong đó có 4 Giảng viên cao cấp, 5 Giảng viên chính, 1 Chuyên viên chính, 3 Phó giáo sư, 7 Tiến sĩ, 3 Nghiên cứu sinh, 12 Thạc sĩ và 1 Giảng viên đang học Thạc sĩ. Bên cạnh đó, khoa còn sở hữu đội ngũ cộng tác viên đông đảo. Chính vì vậy, khoa Phát thanh – Truyền hình đang là một trong những khoa dẫn đầu Học viện về chương trình đào tạo và chất lượng đào tạo. Khoa gồm 6 chuyên ngành: Phát thanh, Truyền hình, Truyền hình chất lượng cao, Báo mạng điện tử, Báo mạng điện tử chất lượng cao, Quay phim truyền hình được đào tạo theo phương pháp hiện đại, bám sát với thực tiễn. Trong đó có hai ngành có chương trình đào tạo đặc biệt là Truyền hình chất lượng cao và Báo mạng điện tử chất lượng cao.

243d217fc_4.jpg

Khoa có hệ thống studio và các thiết bị chuyên nghiệp, phục vụ quá trình học tập của sinh viên (Nguồn: Khoa Phát thanh - Truyền hình)

Truyền hình chất lượng cao sẽ được học các môn như: Quay phim truyền hình, Kỹ xảo và đồ họa truyền hình, Đạo diễn truyền hình, Phim tài liệu truyền hình, Truyền hình thực tế, Sản xuất âm nhạc. Sinh viên được đào tạo cơ bản các hệ thống về báo chí trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, khoa PTTH còn đảm bảo cho học viên có tri thức chuyên sâu về báo truyền hình, đồng thời am hiểu rộng các kiến thức liên quan khác, đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ theo mục tiêu. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên có những kỹ năng như kỹ năng thực hiện các thể loại báo chí, đặc biệt là báo truyền hình; kỹ năng biên tập tác phẩm và biên tập chương trình truyền hình, kỹ năng tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình, kỹ năng dẫn chương trình truyền hình…

243d217fc_5.jpg

Studio thực hành sản xuất các chương trình truyền hình với các thiết bị chuyên nghiệp (Nguồn: Khoa Phát thanh - Truyền hình)

Bên cạnh đó, các bạn sinh viên theo học chuyên ngành Báo mạng điện tử chất lượng cao cũng sẽ hoàn thành chương trình đào tạo đầy đủ 3 khối kiến thức (giáo dục đại cương, cơ sở ngành, chuyên ngành). Sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên sẽ có các kỹ năng như : Kỹ năng thực hiện các thể loại báo chí, đặc biệt là các thể loại báo mạng điện tử; kỹ năng biên tập tác phẩm và biên tập tổng thể; kỹ năng tổ chức sản xuất sản phẩm báo mạng; kỹ năng làm báo  đa phương tiện. Báo mạng điện tử chất lượng cao hướng sinh viên đến các môn học như: Thiết kế thông tin đồ họa, Siêu phẩm số, Báo chí đa nền tảng, Kỹ thuật và công nghệ báo mạng điện tử; Thiết kế và quản trị báo mạng điện tử,…để đáp ứng yêu cầu về nghiệp vụ báo chí đối với nghề nghiệp sau này. 


b20c3e7e9_anh_1.jpg

Trong quá trình học tập, các bạn sinh viên có nhiều cơ hội tác nghiệp, rèn nghề (Nguồn: Khoa Phát thanh - Truyền hình)

Một trong những điểm sáng về chương trình đào tạo của khoa PTTH chính là trong 4 năm học tập và rèn luyện tại khoa, sinh viên không chỉ được thực hành tại các studio chuyên nghiệp với đầy đủ các trang thiết bị mà còn có cơ hội tham gia vào các câu lạc bộ nghiệp vụ của khoa. Câu lạc bộ Truyền hình sinh viên – STV có các hoạt động chính là sản xuất bản tin, phim ngắn và cộng tác sản xuât với các đài truyền hình; Câu lạc bộ Sóng Trẻ News là nơi luyện bút cho những góc nhìn của các nhà báo tương lai và Câu lạc bộ Phát thanh Sóng trẻ là địa điểm rèn nghề cho những bạn yêu thích phát thanh. Gắn lý thuyết với thực hành cũng được xem một trong những nội dung đào tạo của Khoa phát thanh Truyền hình. Nhờ đó mà sinh viên của khoa luôn có nhiều cơ hội thực hành trải nghiệm và nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của bản thân trước khi chính thức bước vào hoạt động tại các cơ quan báo chí. Đây  vừa là điểm đặc biệt của Khoa Phát thanh – Truyền hình nói riêng vừa là của Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói chung.
Phạm Ngọc Hà

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN