Mong ước bình dị của những nữ lao động di cư tại Hà Nội

(Sóng trẻ) - Chiều ngày 6/4, Bảo tàng Phụ Nữ Việt Nam tổ chức khai mạc triển lãm “Nơi tôi đến” nhằm hướng tới cái nhìn toàn diện hơn về hành trình của những người phụ nữ di cư. 

Tham dự lễ khai mạc có bà Nguyễn Thị Minh Hương, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; ông Shawn Steil, Đại sứ Canada tại Việt Nam và đại diện Bộ, ban ngành Trung ương; tổ chức quốc tế; các đại sứ quán tại Việt Nam; bảo tàng và di tích trên TP. Hà Nội; đại diện nữ lao động di cư cùng các phóng viên, báo chí và người dân trên địa bàn Thủ đô quan tâm tới triển lãm.

Triển lãm có sự tham gia của nhiều đại diện tổ chức quốc tế, các đại sứ quán tại Việt Nam. (Ảnh: Yến Thảo)
Triển lãm có sự tham gia của nhiều đại diện tổ chức quốc tế, các đại sứ quán tại Việt Nam. (Ảnh: Yến Thảo)

Triển lãm "Nơi tôi đến" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam thực hiện nghiên cứu với nhóm nữ lao động di cư tại địa bàn Hà Nội. Các nhân vật được nhắc đến gồm 20 nữ lao động di cư từ 16-34 tuổi với đa dạng ngành nghề: từ phục vụ bàn, cắt tóc gội đầu, bán hàng thuê, đầu bếp, thu mua đồng nát hay người bán hàng rong… Họ đến từ nhiều miền quê khác nhau như: Sơn La, Cao Bằng, Phú Thọ, Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… nhưng đều chọn Hà Nội là điểm dừng chân trên hành trình tìm kiếm, thực hiện ước mơ và hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn.

Phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm, bà Nguyễn Thị Minh Hương - Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cho biết:
Phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm, bà Nguyễn Thị Minh Hương - Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cho biết: "Phụ nữ di cư là lực lượng lao động rất quan trọng, góp phần vào sự phát triển kinh tế của các thành phố và các khu công nghiệp. Tuy nhiên, họ cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức và rào cản ở nơi đến, cả về công việc và cuộc sống gia đình hơn nam giới". (Ảnh: Yến Thảo)

Trong khuôn khổ khai mạc, triển lãm còn tổ chức tọa đàm với 3 khách mời: chị Nguyễn Thị Hồng Nhung, nữ lao động di cư - đại diện nhân vật trong triển lãm; Phó GS Danielle Labbé, Trường Quy hoạch Đô thị và Kiến trúc cảnh quan, Đại học Montreal (Canada) và ông Lê Quang Bình, Giám đốc ECUE & Điều phối viên mạng lưới Vì một Hà Nội đáng sống. Những ý kiến chia sẻ đã giúp công chúng hiểu hơn về tầm quan trọng của không gian cộng đồng đối với nữ lao động di cư. Cùng với đó là những hành động thiết thực mà các tổ chức, các nhóm cộng đồng đã làm để nâng cao chất lượng sống cho nhóm phụ nữ này.

Chị Nguyễn Thị Hồng Nhung, nữ lao động di cư - đại diện nhân vật trong triển lãm chia sẻ về hành trình ra Hà Nội kiếm sống bằng nghề bán hàng rong. Một ngày của chị Nhung bắt đầu từ 8 giờ sáng, kết thúc lúc 11 giờ đêm với thu nhập vỏn vẹn 3-4 triệu đồng/tháng. (Ảnh: Yến Thảo)
Chị Nguyễn Thị Hồng Nhung, nữ lao động di cư - đại diện nhân vật trong triển lãm chia sẻ về hành trình ra Hà Nội kiếm sống bằng nghề bán hàng rong. Một ngày của chị Nhung bắt đầu từ 8 giờ sáng, kết thúc lúc 11 giờ đêm với thu nhập vỏn vẹn 3-4 triệu đồng/tháng. (Ảnh: Yến Thảo)

Thông qua triển lãm, ban tổ chức mong muốn người xem thấu hiểu phần nào khó khăn mà những nữ lao động di cư đang sinh sống và lập nghiệp nơi đô thị phồn hoa. Triển lãm gồm 3 chủ đề kể về hành trình những nữ lao động di cư rời xa những miền quê từ “Nơi tôi đi”, họ đặt chân đến những thành phố để tìm kiếm việc làm tại “Nơi tôi đến” và được giải tỏa những áp lực cuộc sống trong các không gian công cộng với mong ước “Nơi ấy có tôi”.

Chị Hiền Mai - phía bên trái (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Thông qua triển lãm này, mình hy vọng mỗi chúng ta hãy tạo điều kiện để những người phụ nữ di cư phát huy hết khả năng và được trao cơ hội thụ hưởng các tiện ích một cách bình đẳng nhất. Hãy cùng chung tay để xây dựng mọi miền đất ở Việt Nam dù là nơi đến hay nơi đi đều là những vùng đất đáng sống”. (Ảnh: Yến Thảo)
Chị Hiền Mai - phía bên trái (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Thông qua triển lãm này, mình hy vọng mỗi chúng ta hãy tạo điều kiện để những người phụ nữ di cư phát huy hết khả năng và được trao cơ hội thụ hưởng các tiện ích một cách bình đẳng nhất. Hãy cùng chung tay để xây dựng mọi miền đất ở Việt Nam dù là nơi đến hay nơi đi đều là những vùng đất đáng sống”. (Ảnh: Yến Thảo)
Một số hình ảnh tại triển lãm “Nơi tôi đến”. (Ảnh: Yến Thảo)
Một số hình ảnh tại triển lãm “Nơi tôi đến”. (Ảnh: Yến Thảo)

Triển lãm “Nơi tôi đến” mở cửa giới thiệu tới công chúng tham quan từ ngày 6/4 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, 36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN