Một số thói quen trở thành nhà báo chuyên nghiệp

(Sóng trẻ) - Bạn yêu thích nghề báo? Bạn muốn trở thành một nhà báo giỏi? Một số những thói quen sau đây sẽ bạn giúp bạn thực hiện những điều đó.

Tuy chỉ là những thói quen hơi "nhỏ nhặt" nhưng chúng sẽ giúp bạn ngày càng vững vàng trong sự nghiệp của mình cũng như chiếm được ưu thế cạnh tranh trong môi trường có tính đào thải cao như báo chí.

Thích viết lách và viết thường xuyên

0a91b602e_untitled.png

Nói một cách đơn giản nhất, muốn trở thành một nhà báo giỏi, ít nhất bạn phải yêu thích việc viết lách. Hãy duy trì thói quen viết gì đó mỗi ngày Giống như bất cứ kỹ năng nào khác, viết lách cũng cần dày công rèn luyện. Đầu tiên, hãy cố gắng hình thành thói quen viết mỗi ngày, bất kể về vấn đề gì, miễn sao bạn thấy hứng thú. Khi bạn chăm chỉ luyện tập, khả năng sử dụng ngôn ngữ và cách diễn đạt của bạn sẽ khá lên mỗi ngày.

Nếu bạn không thích viết lách, lười đọc, cảm thấy áp lực khi phải trình bày ý kiến một cách có hệ thống, mạch lạc, rõ ràng bạn không thích hợp để trở thành nhà báo. Nếu bạn từng ghét cay ghét đắng môn Văn học hay các môn có liên quan đến ngôn ngữ mà bạn lại chọn làm báo chí, bạn đã có một lựa chọn sai lầm.

Luôn có sẵn bút, sổ tay và giấy nhớ

Dù có đang ở thời đại nào, một cuốn sổ, cây bút và khả năng viết tốc ký là một trong những kỹ năng cơ bản của một nhà báo. Chúng không chỉ giúp bạn ghi nhớ lại sự kiện, chúng giúp bạn hệ thống vấn đề và ngày càng nâng cao kỹ năng viết lách.
 
Dù đang ở thời công nghệ, các nhà báo vẫn không nên "bỏ rơi" kỹ năng viết tay khi tác nghiệp. Hãy cố gắng viết ra những ý chính, phác thảo để ghi lại những chủ đề hấp dẫn bạn vừa tìm ra. Ngay cả đối với những ý nghĩ “chợt đến, chợt đi” trong đầu, bạn đừng ngại viết ra vì rất có thể từ những ý tưởng đó, bạn sẽ có những bài báo để đời. 

Trong những trường hợp cần viết nhanh và gấp như vậy, không có gì lý tưởng, tiện lợi hơn là sẵn có sổ tay, bút chì và giấy nhớ.

Luôn thủ một chiếc máy ảnh bên mình

Có những khi một hình ảnh sẽ đáng giá bằng hàng ngàn từ ngữ. Nếu bạn muốn là một nhà báo giỏi, đừng quên học cách sử dụng chiếc máy ảnh cũng như biết cách làm sao để có một bức ảnh báo chí thực thụ. 

Cho dù bạn không chủ định trở thành một nhà báo ảnh đi chăng nữa, đừng quên mang theo một chiếc máy ảnh đủ tốt khi đi tác nghiệp. Càng trong những hoàn cảnh tác nghiệp ngặt nghèo, như trong vùng xung đột, nguy hiểm, cần chụp ảnh từ xa, chụp ảnh chuyển động nhanh, chụp thiếu sáng... vai trò của thiết bị càng trở nên quan trọng.
Kỹ năng chụp ảnh, chuyển tải thông điệp một cách trực quan đến độc giả sẽ giúp cho hồ sơ báo chí của bạn tăng sức mạnh đáng kể.

Gặp gỡ nhiều người
 
Nếu bạn ngại gặp gỡ và trò chuyện với người lạ, bạn không thích hợp làm nhà báo. Đây là một trong những đặc trưng nghề nghiệp của ngành báo chí. Nếu bạn không cảm thấy tự tin và thoải mái khi phải gặp gỡ và trò chuyện với nhiều mẫu người khác nhau, bạn phải thay đổi ngay bây giờ: hoặc điều chỉnh cảm xúc của bạn, hoặc đổi nghề.
Một nhà báo giỏi luôn phải biết làm chủ cuộc hội thoại và đưa ra những câu hỏi sắc sảo nhất.

Kiểm tra tra kỹ các thông tin trước khi xuất bản

0a91b602e_untitled.jpg

Một trong các nguyên tắc khi tác nghiệp đó là luôn phải có thông tin tham chiếu về người được phỏng vấn, có các động tác kiểm tra chéo để kiểm chứng thông tin. Người làm báo chân chính, trong mọi trường hợp, không được gian dối, che giấu, cắt cúp thông tin hay hình ảnh làm thay đổi nội dung, sắc thái của câu chuyện gốc.
 
Luôn kiểm chứng kỹ càng mọi thông tin trước khi đưa lên mặt báo

Đạo đức báo chí luôn luôn là vấn đề quan trọng trong bất cứ thời đại nào, nhưng hiện nay, cùng với sự thay đổi đến chóng mặt của công nghệ và thói quen xã hội, đạo đức báo chí đang trở thành một vấn đề rất nhức nhối.
Chính trong những lúc như thế này, bạn phải luôn nhớ, mục tiêu cao cả nhất của báo chí là nói lên sự thật, tính chất đáng quý nhất của báo chí là tính khách quan. Nếu bạn muốn trở thành một nhà báo thực thụ, hãy luôn đảm bảo tính trung thực cho tất cả những gì bạn viết ra. 

Trau dồi từ vựng, rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn từ

Có nhiều cách để trau dồi vốn từ ngữ, trong đó một trong những cách hữu hiệu và trực tiếp nhất: đọc nhiều thêm. Đọc sách báo giúp tăng vốn từ vựng và khả năng diễn đạt.

Đọc sách báo hàng ngày, đọc báo không chỉ giúp chúng ta mở mang kiến thức mà còn giúp vốn từ của chúng ta phong phú và học được nhiều cách diễn đạt hay hơn từ các đồng nghiệp.

Nài ra, nhà báo cũng nên chăm chỉ xem từ điển và sách văn học. Vốn từ có được từ những lĩnh vực này sẽ cho phép nhà báo viết được những câu chuyện thú vị hơn, có cách đặt vấn đề sắc xảo và diễn đạt chính xác, chuẩn mực hơn.
                                                                                                                            Hoàng Thị Cảnh
Truyền hình K32A1
                                                                                                                           

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Triển lãm “Cây Quân tử”: Khi tranh phác họa từ văn chương

Triển lãm “Cây Quân tử”: Khi tranh phác họa từ văn chương

Tin nổi bật12 giờ trước

(Sóng trẻ) - Triển lãm ”Cây Quân Tử” là triển lãm cá nhân thứ hai của họa sĩ trẻ Hoàng Thiện Phúc lấy cảm hứng từ những nét đẹp cảnh quan tự nhiên và văn hóa đang thay đổi tại quê hương - làng chài ven biển thuộc tỉnh Bình Thuận.

Triển lãm “Ngày rộng” – Khoảng lặng giữa nhịp sống hiện đại

Triển lãm “Ngày rộng” – Khoảng lặng giữa nhịp sống hiện đại

Tin nổi bật12 giờ trước

(Sóng trẻ) - Triển lãm “Ngày rộng” không đơn thuần là nơi trưng bày về nghệ thuật mà là không gian để giới trẻ tìm về những khoảnh khắc yên bình, thoát khỏi cuộc sống hối hả và suy ngẫm về chính mình.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trước thềm đón khách tham quan

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trước thềm đón khách tham quan

Tin nổi bật16 giờ trước

(Sóng trẻ) - Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tại địa chỉ mới ở quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội chính thức mở cửa đón khách tham quan từ ngày 1/11/2024 và miễn phí tham quan đến hết tháng 12/2024.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN