Mùa trăng này lại nhớ Thiên nga bông…

(Sóng Trẻ) - Căn phòng nhỏ trên tầng 3, số 79 Hàng Lược thu mình trong cái se lạnh của gió heo may và chút nắng hanh vàng mùa thu Hà Nội. Tôi rảo bước, tìm đến căn phòng ấy, nơi “trú ngụ” của những con “thiên nga bông cuối cùng” – món quà Trung thu mơ ước của các em bé thiếu nhi năm nào.

                     07590db56_i_1195.jpg
                                                       Ảnh minh họa (Nguồn: VOV Online)

Người khách không mời mà đến lại nhận được sự đón tiếp rất niềm nở, ân cần của chủ nhà – gia đình bà Vũ Thị Thanh Tâm. Ở vào cái tuổi xưa nay hiếm, tuổi 83, bà vẫn tiếp tục với nghề làm đồ chơi trung thu truyền thống cho trẻ em.

Trong nhà, chỉ có cô con dâu học nghề từ mẹ, vẫn cần mẫn, tỉ mỉ trong từng công đoạn làm nên thiên nga bông. Cùng với tò he, tiến sĩ giấy, thiên nga bông là thức đồ chơi trung thu của trẻ em năm nào và trong nó vẫn lưu giữ hồn cốt của những trung thu xưa.

Mấy hôm nay, phóng viên, nhà báo đến đưa tin về món đồ chơi này rất đông. Người ta trở về với cội nguồn với niềm hạnh phúc không sao tả được. Từ trẻ con cho đến người lớn, ai nấy đều rạng rỡ trước cái tinh khôi, thanh thiết của màu trắng thiên nga.

Bà cụ đi chợ sáng chưa về, tiếp tôi trong căn nhà nhỏ, con dâu bà cụ vừa ân cần trả lời vừa luôn tay với tác phẩm của mình.

Cô bồi hồi kể: “Bà học làm thiên nga bông từ hồi còn con gái. Đến nay, ở tuổi 83, bà đã có hơn 60 năm trong nghề. Phố Hàng Mã này, có nhiều gia đình làm nghề này lắm nhưng nhà cô vẫn nổi tiếng với sản phẩm đẹp.

“Sau này, nghề làm thiên nga bông mai một dần, một phần họ làm đẹp không bằng mình, một phần vì sự du nhập của đồ chơi Trung Quốc, đồ chơi nhập nại nên trẻ con không còn chơi thiên nga bông nữa”.

Để làm nên một tác phẩm đẹp thật rất là kì công, từ khâu chuẩn bị giỏ, phủ tầm bìa cho giỏ, cắt hoa giấy trang trí trên mặt bông để thiên nga… Chiếc giỏ được đặt thô từ trước, qua tay người thợ trở nên đẹp hơn với những đường diềm mỏng. Hoa giấy nhiều cánh và những hạt cườm được đính rất cẩn thận trên mặt bông phủ ở giỏ.

Bà cụ trở về, nối tiếp câu chuyện dang dở, rằng làm nghề này từ hồi con gái, bây giờ lại truyền nghề cho con dâu. Bà bông đùa thiên nga ngày trước giống con ngỗng hơn vì thân nó tròn tròn và cổ nó ngắn. Bây giờ, cổ thiên nga được bọc thép cho dễ uốn hơn. Ấy cũng là nhờ sự khéo léo của con dâu bà cả.

“Thiên nga trước kia bà làm được đặt trong vỏ hộp các tông, mềm và dễ dính ướt nên bảo quản không được lâu. Bây giờ, cô nghĩ ra cách làm thân thiên nga từ chiếc phễu gập từ giấy bìa và chiếc hộp các tông được thay bằng chiếc giỏ”.

Chính cô cũng là người nghĩ sáng tạo nên chiếc cánh bay cho thiên nga. “Xốp nhập nại nên mỏng, mềm, hạt xốp nhỏ nên nhìn rất mềm cháu ạ”. Cô chia sẻ.

Cô nghiêng chiếc kéo và cắt thật cẩn thận chiếc cánh thiên nga trước mặt tôi. Đôi cánh thiên nga thành hình mới đẹp làm sao, mềm mại và cảm giác đang bay lên nữa. Bà tâm bảo chỉ có cô là cắt cánh đẹp như vậy, bà và cháu nại chẳng ai cắt được đẹp như thế.

Thiên nga bông hoàn chỉnh khi chiếc giỏ được phủ bông, đính cườm và hoa giấy, khi thiên nga “đủ lông, đủ cánh” với đôi mắt hạt cườm lấp lánh và cái mỏ đáng yêu. Tất cả đều được làm từ những đôi tay tài hoa của người thợ.

Bà cụ tiếp tục trò chuyện với tôi còn cô con dâu chẻ tre, vót dahng, lạt làm giỏ cho thiên nga bông. Đôi mắt in hằn dấu thời gian và nỗi niềm hoài cổ.

Chẳng biết rồi mai đây cái nghề này còn được lưu truyền, để trẻ em chẳng quên con tò he, quên ông tiến sĩ và những giỏ thiên nga bông được bày trên mâm cỗ trông trăng nữa hay không?

Phí Thị Thu Hằng
Lớp Truyền hình K.31A1
Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN