Nam Định: Làng Bình Yên có còn "bình yên"?

(Sóng Trẻ) - Làng Bình Yên (xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, Nam Định) nổi tiếng với nghề chế nhôm đã cung cấp việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân địa phương. Tuy nhiên, nghề tái chế nhôm lại đang khiến môi trường làng rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân. 

Môi trường "gào thét kêu cứu"
Khi vừa tới đầu làng Bình Yên, từng luồng khói đen từ các lò cán nhôm, nấu nhôm xả trực tiếp ra môi trường làm cho người dân không chỉ trong làng mà cả người dân quanh vùng cảm thấy ngột ngạt, khó thở. Đặc biệt là vào các ngày thời tiết u ám hay có sương mù, không khí luôn quánh lại với mùi than, mùi hóa chất, mùi khét lẹt của sơn trên vỏ lon nhôm bị đốt cháy.

cc0852c18_a1.png
Sông Ba Cồn giờ đã cạn nước, trơ đáy sông và chứa đầy rác

Con sông Ba Cồn chạy quanh làng lâu ngày đã trở thành "sông chết", có đoạn chỉ còn như một con mương lớn cạn nước, có chỗ trơ cả lòng bùn. Đoạn còn nước thì đều có màu vàng ệch, dòng nước ứ đọng vì rác thải, nhiều đoạn cạn nước thì bị cặn kim loại và các hóa chất do các hộ tái chế nhôm thải ra tạo thành những mảng lớn dày màu trắng lờ nhờ. Các rãnh thoát nước trong thôn đều có chung một màu trắng đục do axit sunfuric thải ra và bốc mùi hôi nồng nặc...

Hiện nay, trên địa bàn xã Nam Thanh có tới hàng chục héc-ta đất nông nghiệp bị bỏ hoang. Nguyên nhân là do người dân lấn chiếm làm nơi tập kết hàng nghìn tấn phế thải nhôm thu mua từ khắp nơi làm nguyên liệu tái chế.

Theo kết quả quan trắc của Bộ Tài nguyên và Môi trường,  quá trình cô đúc nhôm từ vỏ lon bia, đồ uống đóng hộp ở xã Nam Thanh trung bình mỗi tháng thải ra môi trường khoảng 40 tấn chất thải rắn. Cùng với đó, mỗi ngày có khoảng 500m³ nước thải chứa muối, xút, crôm và các chất khác đổ ra kênh rạch, mương máng trên địa bàn. Khối lượng chất thải rắn, độc hại từ quá trình sản xuất, tái chế nhôm, cặn nhôm, xỉ than ... thải ra môi trường lên đến hơn 40 tấn/tháng.

Và nhận thức của người dân
Trong hơn một thập kỷ qua, nhiều gia đình trong làng đã đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng mới xưởng sản xuất quy mô và khoa học hơn. Tuy nhiên, đa số các xưởng sản xuất vẫn tồn tại từ ngày các gia đình bắt tay vào làm nghề hoặc có được cải tạo nhưng chủ yếu theo dạng cơi nới, tận dụng các khoảng không gian có sẵn.

cc0852c18_a2.png
Khói từ quá trình đúc nhôm xả thẳng ra môi trường khiến cho khó thở cho người dân địa phương

Theo chân ông Trần Văn Túc - trưởng thôn Bình Yên đi thực tế tại các hộ sản xuất, quang cảnh ở các cơ sở sản xuất đều giống nhau: xưởng sản xuất ọp ẹp, tạm bợ với mái lợp phi-brô xi măng, mọi diện tích từ cổng vào đến sân, trong nhà đều được tận dụng để chứa nguyên liệu, sản phẩm và đặt máy móc, lối đi chật hẹp, thậm chí khi xe chở nguyên liệu mới về hoặc chuần bị tập kết hàng chở đi còn tràn ra lấn chiếm, tận dụng cả đường đi.

Khi được hỏi, tất cả người dân đều có nhận thức rất rõ ràng rằng môi trường làng Bình Yên và các vùng lân cận đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguyên nhân gây ra ô nhiễm là do các hoạt động sản xuất xả rác bừa bãi ra môi trường mà không xử lí. Tuy vậy đa số cho rằng để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trách nhiệm chủ yếu là do các cơ quan chức năng.

Những hậu quả khôn lường
Ô nhiễm môi trường đã và đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, đặc biệt là các bệnh về da, mắt và nghiêm trọng hơn là bệnh ung thư.

cc0852c18_a3.png
Người lao động làm việc với dụng cụ bảo hộ đơn giản như gang tay, khẩu trang

Theo ông Trần Xuân Đảo - trạm trưởng trạm Y tế xã: "Trong những năm gần đây, tỷ lệ ngươi bị mặc ung thư tăng cao. Tuy không có con số thống kê cụ thể, nhưng mỗi năm có khoảng hơn chục ca tử vong do ung thư. Các bệnh về hô hấp như phế quả, tai mũi họng, viêm da… cũng chiếm tỷ lệ cao. Nếu tình trạng môi trường không được cải thiện thì sẽ còn xuất hiện thêm nhiều căn bệnh nguy hiểm hơn nữa".

Không chỉ gây hại trực tiếp, mà nó còn gây hậu quả lâu dài.Các hóa chất độc hại này tồn tại lâu trong môi trường đất, môi trường nước, ngấm xuống mạch nước ngầm, gián tiếp ảnh hưởng đến chuỗi lưới thức ăn.Điều này không chỉ ảnh hưởng đến nhân dân của làng Bình Yên mà còn ảnh hưởng tới cư dân các vùng lân cận, không chỉ ảnh hưởng tới thế hệ hiện tại mà còn ảnh hưởng tới các thế hệ con cháu mai sau.

Những dự án còn dang dở
Ô nhiễm môi trường đang gây ra những hệ lụy nghiêm trọng, để khắc phục tình trạng này, trong gần 10 năm qua, nhiều dự án tiền tỷ đã được xây dựng, tuy nhiên, vì nhiều lý do khiến cho những dự án hoặc hoạt động không tốt, hoặc phải bỏ dở giữa chừng.

Các dự án, mô hình khi triển khai đem lại hiệu quả tốt nhưng sau khi dự án kết thúc các mô hình này không được nhân rộng và dần dần không phát huy giá trị do nhận thức của người dân có nhiều hạn chế, chỉ chú trọng tới lợi nhuận kinh tế, vì cho rằng việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường là trách nhiệm của các cơ quan chức năng.

Ông Phạm Văn Phong, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định cho biết: "Chính quyền địa phương đã có quy hoạch đưa các làng nghề ra các khu công nghiệp tập trung để xử lý chất thải tập trung. Với diện tích lúa bị ô nhiễm chất độc sẽ áp dụng biện pháp thau rửa để trả lại đất nguyên trạng cho bà con. Nhưng đây là giải pháp lâu dài, không thể một sớm, một chiều giải quyết ngay được..."

Tuy nhiên, đây là giải pháp lâu dài, không thể một sớm, một chiều giải quyết ngay được... Trước mắt, bản thân người dân phải nâng cao ý thức tự giác, tuân thủ các quy định, cùng góp sức bảo vệ môi trường chung. Sự ủng hộ của người dân không chỉ giúp cơ quan chức năng, mà còn là bảo vệ chính sức khỏe người dân và sự phát triển bền vững của làng nghề.
Nga Đoàn

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN