Nghề báo: Những yếu tố làm nên một nhà báo chân chính

(Sóng trẻ) - Nếu nói đủ “tâm” đề lao vào nghề thì chưa đủ, nếu nói đủ “tầm” để có thể yêu cái nghề đầy chông gai thì cũng chưa toát, còn nếu nói đủ “tài” đề thực hiện được niềm đam mê thì cũng chưa thỏa. Nghề báo với biết bao sự trải nghiệm, những chông gai trên con đường tưởng chừng như phẳng tắp…

Báo chí – người làm báo luôn luôn có cái nhìn đầy tin tưởng vào một tương lai tươi sáng. Nhà báo không phải những người dự báo tương lai nhưng lại là người viết lên tương lai từ những gì mà họ trải nghiệm qua ngòi bút, qua lăng kính và cảm nhận của mỗi người. 

Nếu nói báo chí là niềm thôi thúc của đam mê thì chưa hẳn đã đúng, trong nghề nghiệp cũng như trong các hoạt động cần có sự “chạy nhảy linh hoạt” của thông tin thì báo chí hay nói cụ thể hơn là những người “lái chữ” họ sẽ tự hiểu được vai trò cũng như sự cần thiết vô vàn của chủ thể đang đề cập tới hiện nay.
Chuẩn mực trong ngòi bút

Báo in, mạng điện tử, phát thanh, truyền hình,... Dù thuộc bất cứ một loại hình báo chí nào đi chăng nữa thì sự chuẩn mực trong ngôn ngữ luôn là kim chỉ nam cho mọi bài báo hay một chương trình phát thanh – truyền hình. Biên tập viên được coi là một cây viết “sắc” có khả năng tổng hòa các yếu tố “cứng” tạo nên những giá trị “mềm” cho bài viết hay chương trình của mỗi cơ quan báo chí, nhà đài… Dùng ngòi bút để “lái chữ” cũng giống như cầm bàn chèo để đẩy đưa con thuyền cập bến. “Thuyền về đúng bến tức thảy những hành khách được an toàn”… Báo chí dùng đúng ngôn từ tức thảy sẽ mang lại hiệu quả.


“Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”…

Báo chí cũng như những nghề nghiệp khác, tuy nhiên cần có sự thử thách và lòng kiên nhẫn để có được những sự trải nghiệm thú vị. Nhắc tới nghề báo là nhắc tới sự hiểm nguy, gian truân, cũng giống như một người lái đò đi giữa 
“sóng to gió lớn”…Đi giữ hiểm nguy ấy, vậy hành trang của mỗi nhà báo là gì? 

Trang bị đầu tiên mà nhà báo cần có đó là “đạo đức và tác phong nghề nghiệp”. Phải đưa lợi ích của tập thể, của xã hội lên hàng đầu. Như vây nhà báo nên viết đúng, viết đủ. Viết và phản ánh đúng những gì mà họ thấy, họ trải nghiệm như vậy độ sâu của bài viết hay của chương trình truyền tải tới công chúng sẽ mang tính nhân văn đẹp đẽ.

Tâm – Tầm – Tài

Nếu nói đủ tâm đề lao vào nghề thì chưa đủ, nếu nói đủ tầm để có thể yêu cái nghề đầy chông gai thì cũng chưa toát, còn nếu nói đủ tài đề thực hiện được niềm đam mê thì cũng chưa thỏa. Chủ tịch Hồ Chí Minh với câu nói bất hủ sẽ mãi là tấm gương tỏa sáng đời đời: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. 

Sự hiểu biết cộng thêm một tình yêu trong nghề nghiệp sẽ tạo nên nhân cách trong mỗi bài báo nói chung. Đó chính là thước đo để khẳng định giá trị tâm hồn trong mỗi nhà báo. Cần có cả ba đức tính để tạo nên hình hài một bài báo, một chương trình phát thanh hay truyền hình, tuy nhiên tâm có sáng làm gì cũng vững, mọi việc làm nên xuất phát từ “tâm”.

Hãy để những bài viết luôn mang theo sức nặng của thời gian, trong mỗi cá nhân nhà báo nói chung hay đội ngũ cán bộ phóng viên, biên tập viên… nói riêng. Cần hiểu được vai trò tích cực của mình trong cuộc sống. Nghề báo với biết bao thử thách, với biết bao gian truân nhưng hy vọng về một tương lai tươi sáng vẫn chưa bao giờ lụi tắt. Báo chí không những được biết đến là nơi khai thác thông tin mang tính thời sự, nóng hổi mà còn những nhà báo, những con đò vẫn lặng lẽ âm thâm nơi đâu để tìm kiếm, để khai quật những bản ngã mang lại giá trị đích thực cho tình người.
                                                    
                                                     Nguyễn Tình Thương 
Truyền hình K32 A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN