Ngược dòng thời gian với triển lãm hệ thống Văn Miếu ở Việt Nam

(Sóng trẻ)Sáng 21/3, 80 bức ảnh và hiện vật về các hệ thống Văn Miếu ở Việt Nam được trưng bày  ở Văn miểu Quốc Tử Giám để công chúng có cái nhìn khái quát về Văn Miếu và hệ thống khoa cử Việt Nam từ xưa đến nay.

Triển lãm “Một số hình ảnh về hệ thống Văn Miếu ở Việt Nam” do Trung tâm Hoạt động Văn hoá khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức. Giữa sảnh là tấm bia đá lớn, được điêu khắc trên đó là những kiến thức về lịch sử Nho giáo và về hệ thống Văn Miếu trên cả nước. Theo đó, ở nước ta vào giữa thế kỷ XIX, có trên 30 Văn Miếu từ Trung Ương đến địa phương. Tuy vậy, ngày nay chỉ còn lại hơn chục Văn Miếu. 

a16fee3cc_anh_1a.jpg
Không gian buổi triển lãm

Tại đây, đã có hình ảnh của 8 Văn Miếu trên cả nước được trưng bày. Trong đó, có Văn Miếu – Quốc Tử Giám Thăng Long và Văn Miếu Huế là cấp quốc gia, còn lại là hệ thống các Văn Miếu cấp tỉnh như: Văn Miếu Xích Đằng (Hưng Yên), Văn Miếu Mao Điền (Hải Dương), Văn Miếu Trấn Biên (Đồng Nai)…Trải qua thời gian, Văn Miếu Huế đã bị tàn phá, đến nay chỉ còn lại cổng Linh Tinh Môn, Văn Miếu Môn, Đại Thành Môn, 2 dãy Bia Tiến Sĩ, 2 Nhà Bi Đình và khu tường bao xung quanh. 

Triển lãm đã đưa người xem đi qua một chuyến du lịch về những cội nguồn của nền giáo dục Việt Nam, cổ vũ, khích lệ tinh thần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống thời kỳ hội nhập. Qua những bức hình, mỗi Văn Miếu lại hiện lên với một đặc trưng riêng trong cái chung thống nhất về tinh thần văn hóa. 

Văn Miếu Mao Điền (Hải Dương) thì được xây dựng có quy mô lớn và kiến trúc khá đẹp. Khổng Tử miếu ở Hội An (Quảng Nam) lại gây ấn tượng bởi bức tượng lớn, được điêu khắc tỉ mỉ và công phu. Văn Miếu Vĩnh Long thì có cấu trúc khá đơn giản nhưng không mất đi cái hồn của Nho giáo.

a16fee3cc_anh_5.jpg
Nghi môn – Khổng Tử miếu Hội An

Để đáp ứng nhu cầu của người dân muốn tìm hiểu cụ thể về lịch sử và hoạt động của từng Văn Miếu được trưng bày, triển lãm còn chuẩn bị những khung hình lớn, ghi lại những điểm cơ bản nhất về các Văn Miếu. Đó là kênh thông tin vô cùng tiện lợi dành cho những người mong muốn tìm hiểu về văn hóa dân tộc.

Đến với buổi triển lãm, người xem còn có cơ hội được biết tới những hoạt động văn hóa đặc trưng của từng Văn Miếu. Tiêu biểu là lễ Tế chữ tại Văn Miếu Mao Điền (Hải Dương), lễ Dâng hương và họp mặt truyền thống đầu xuân tại Văn Miếu Bắc Ninh hay Hát ca trù tại Văn Miếu Xích Đằng…Cùng với rất nhiều hình ảnh được sử dụng, triển lãm cũng trưng bày một số hiện vật có liên quan. 

Một số hiện vật được trưng bày

a16fee3cc_anh_7c.jpg

70a231d69_anh_7.jpga16fee3cc_anh_7b.jpg

Triển lãm sẽ còn diễn ra trong những ngày tới tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám Thăng Long – Hà Nội.

Dương Vân
 Báo mạng điện tử K33

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN