Người dân vẫn đùa giỡn với tử thầ

(Sóng trẻ) - Bất chấp biển báo “Cấm họp chợ”, hằng ngày người dân sống tại khu vực xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội vẫn vô tư họp chợ ngay trên đường tàu. Thậm chí, khi tiếng còi tàu inh ỏi réo, cả người bán lẫn người mua đều tỏ ra hết sức thản nhiên, sẵn sàng “giỡn đùa với tử thần”.
 
Chợ cóc đường tàu họp trên địa bàn xóm 1, thôn Trù, Cổ Nhuế, Hà Nội vào khoảng sáng sớm và chiều tối. Tại chợ bày bán nhiều loại thực phẩm với số lượng người mua, người bán đông đúc, có lúc lên tới cả vài trăm người. Việc trao đổi, mua bán thường diễn ra ngay trên đường ray tàu chạy. 


d4e8ee926_anh1.jpg

                                     Chợ họp ngay trên đường tàu

Bác Thu, một người bán thịt ở đây cho biết: “Khu chợ này đã xuất hiện mấy năm nay rồi. Ban đầu chỉ vài người bày bán rau, hoa quả, về sau thấy số lượng người mua nhiều, bác cũng chuyển ra đây bán rồi không biết từ khi nào đã trở thành chợ như bây giờ”.

Mặc dù đã có biển cấm để khuyến cáo người dân nhưng dường như điều này không hề có tác dụng. Chợ cóc ngang nhiên họp ngay trên đường tàu, không hàng rào bảo vệ, đủ các thứ rau, củ quả, thịt sống được bày bán trên đường ray. Mỗi khi có tàu chạy qua, những người bán hàng lại nhanh tay thu dọn hàng hóa của mình rồi chạy dạt sang lề đường đợi khi tàu đi qua lại bày bán bình thường. 

Khi được hỏi về sự nguy hiểm, nhiều người tỏ ra bình thản, không hề sợ hãi. Cũng có người tự cho mình là người dày dạn “kinh nghiệm” phòng tránh tai nạn đường sắt sau khi chứng kiến quá nhiều vụ tai nạn thương tâm. Tất cả những người ấy, những người bán hàng tại khu chợ cóc đường tàu, đang từng ngày, từng ngày đánh cược sinh mạng của mình để tìm cách mưu sinh! 

Cổ Nhuế là nơi tập trung đông đúc sinh viên và người lao động nghèo nên nhu cầu tiêu thụ thực phẩm giá rẻ là rất lớn. Chợ cóc tuy họp tạm bợ, nguy hiểm nhưng, vì nó là chợ cóc nên người bán hàng không phải nộp thuế hay tiền thuê mặt bằng để họp chợ. Vì thế, lẽ tất nhiên là thực phẩm bày bán tại chợ sẽ có giá mềm hơn thực phẩm được bày bán tại các khu chợ lớn. Chẳng thế mà nhiều người thà chấp nhận cuộc chơi đỏ đen với tử thần chứ nhất định không vào chợ chính của xã để họp chợ, dù khu chợ chính ấy chỉ cách chợ cóc 100m(?!).

Anh An chia sẻ: “Biết là nguy hiểm đấy, nhưng chạy mãi rồi cũng quen, ai không may mới bị tai nạn thô! Vả lại chợ chính bây giờ ít người vào lắm, bán ở đây may ra mới hết hàng.”

                                    
d4e8ee926_anh2_2.jpg

Biển cấm không có tác dụng

Lời nói của anh An không phải không có lý. Rõ ràng, chúng ta đều biết một thực tế là có cầu thì mới có cung. Chợ cóc họp gần khu dân cư, tiện cho việc mua bán nên được rất nhiều người dân hưởng ứng. Nhiều người còn thích mua hàng tại chợ cóc hơn là “mất công” vào chợ lớn. Sự “ủng hộ” đó chính là nguyên nhân, là động lực trực tiếp duy trì sự tồn tại bấy lâu nay của chợ cóc đường tàu, bất chấp những hiểm họa nhãn tiền mà ai cũng có thể nhận ra.

Bạn Nguyễn Kim Ngân, sinh viên đại học Công nghiệp, cho biết: “Mình rất hay mua thức ăn ở đây. Thứ nhất là tiện đi lại, vào chợ không phải gửi xe. Thứ hai là thức ăn ở đây bán rẻ hơn so với chợ chính, phù hợp với túi tiền của mình”. Khi được hỏi về sự nguy hiểm khi tàu đi qua, Ngân cười trừ rồi bảo: “Kệ! Có tàu thì chạy ra xa thôi chứ biết làm thế nào”.


d4e8ee926_anh3.jpg
             
Mỗi khi tàu đi qua mọi người lại dạt sang hai bên đường

Trung bình mỗi ngày có 4 đến 5 chuyến tàu đi qua, mỗi lần như vậy người bán và người mua lại hối hả thu dọn để “chạy tàu”. Các cơ quan chức năng cũng đã có biện pháp khống chế nhưng cứ đuổi được một lúc chợ lại họp bình thường. Rất nhiều vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra quanh khu vực chợ cóc. Song, tất cả đều không đủ sức răn đe đối với những người dân nơi đây bởi dường như họ vẫn quan niệm sống chết là việc của trời hay chỉ là sự may rủi ngẫu nhiên trong đời. 
                                                                                      Đặng Thị Kiều Trang
                                                                                          Phát thanh K31.





Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN