Nguyễn Đình Chính: Vẽ như đang nghĩ với triển lãm “Sắc màu ngày xuân”

(Sóng trẻ) – Sáng ngày 1/3, họa sĩ Nguyễn Đình Chính đã tổ chức triển lãm cá nhân đầu tiên tại địa chỉ mỹ thuật quen thuộc ở thủ đô: phòng tranh 16 Ngô Quyền, Hà Nội.

Tại triễn lãm lần này, họa sĩ Nguyễn Đình Chính trưng bày hơn 20 bức tranh trong tổng số trên 60 bức ông đã vẽ vài năm gần đây. Tất cả được vẽ với một bảng màu nguyên, rực rỡ, còn hình ảnh là những phóng chiếu nội tâm vào thế giới của thực tại, gần gũi với siêu thực. Không được đào tạo chính quy về hội hoạ nên Nguyễn Đình Chính bất chấp những quy phạm, nguyên tắc  hàn lâm đẻ vẽ theo cách nhìn thế giới, nhìn bản thể sự vật của riêng ông.

1.jpg
Họa sĩ Nguyễn Đình Chính giới thiệu các tác phẩm trong triển lãm "Sắc màu ngày xuân"

Khi mới 15 tuổi, nhà văn Nguyễn Đình Chính đã có tác phẩm văn chương đầu tiên "Ngàn dặm xa viết về hành trình của một con kiến", mà theo nhận định của nhà văn nổi tiếng Nguyễn Đình Thi – thân phụ ông – đó là cuốn sách hay nhất của Nguyễn Đình Chính. Kế đến là những tiểu thuyết Xưởng máy nhỏ của tôi, Đá xanh ở thung lũng cháy, Sương mù ký ức…

Đến với hội họa sau khi đã thành danh ở nghiệp cầm bút, cách đây hơn hai thập niên nhà văn Nguyễn Đình Chính đã có triển lãm tranh cùng với một người bạn cũng cầm bút là Đỗ Trung Lai.

Một số tác phẩm hội họa được trưng bày tại triển lãm:

2.jpg
Họa sĩ chia sẻ: "Tôi đột ngột đến với hội họa và gần như bị mê hoặc bởi thế giới màu sắc, không dứt ra được, tương tự như nhiều nhà văn, nhà thơ cũng đã thành danh với nghiệp văn chương như Nguyễn Khắc Phục, Trần Nhương, Nguyễn Quang Thiều, Đỗ Minh Tuấn…"

 

3.jpg
“Tôi vẽ như là tôi đang nghĩ, như là tôi đang đi chơi, như là tôi đang mơ tưởng. Tôi rất yêu màu sắc. Và thật thú vị biết bao khi trộn màu này với màu kia", họa sĩ họ Nguyễn bộc bạch với người xem.

 

5.jpg
Người xem được thấy sự nhào nặn màu trên chất liệu pa-let nhằm thể hiện sự thỏa mãn được bôi chúng lung tung trên vải, tha hồ trát, tùy theo ý thức trong con người họa sĩ Chính. Bởi theo họa sĩ, nghệ thuật không chỉ dừng lại ở cảm xúc yêu thương, mà giúp con người ta thức tỉnh.

 

4.jpg
Nhà văn Phạm Viết Đào sau khi xem phòng tranh đã nhận định: “Xem tranh của Nguyễn Đình Chính, người xem không khỏi ngơ ngác, ngỡ ngàng, không khỏi không tò mò xem Nguyễn Đình Chính một người từng tư duy bằng ngòi bút, thông qua con chữ, bây giờ lại “đổ đốn” quay sang dùng màu sắc, hình khối để diễn đạt cảm xúc, suy tư của mình trước sự đời và thế giới mà anh trải nghiệm…

 

6.jpg
Xuyên suốt không gian triển lãm người xem sẽ không tìm thấy một chủ đề cụ thể nào, không một phong cách nào được định hình, nghĩa là ông vẽ bằng sự quan sát, cách nhìn, cách cảm thế giới mà ông thấy một cách rất chi là bản năng.
7.jpg
Họa sĩ Đào Trọng Lưu bày tỏ: “Có cái lạ là anh Chính là con nhà nòi của nền văn học nghệ thuật cách mạng Việt Nam mà anh không bị rơi vào chủ nghĩa hình thức, anh biểu hiện rất thật tâm thức tình cảm ý tưởng của chính anh!”.

Tranh của ông là nhiều câu chuyện trong một bức vẽ: một thiên nhiên ước lệ đa không gian, không gian xoay quanh một hay nhiều cây cỏ, núi đồi, muông thú và con người. Có thể nói, đó là một môn phái đồng hiện cả nội dung và hình thức truyền tải. 

Họa sĩ Nguyễn Chính hay còn được biết đến là một nhà văn, nhà viết kịch tài ba sinh ra trong gia đình có nòi giống viết văn chương xuất sắc của Việt Nam ( Bố ông là nhà văn Nguyễn Đình Thi).

Thành công của Nguyễn Đình Chính với tư cách một cây bút viết kịch bản qua nhiều bộ phim màn ảnh lớn như Người trên mặt sông, Rừng lạnh, Hồi chuông màu da cam, Bãi biển đời người… và hàng chục vở kịch.

Thời gian triển lãm: 1/3/2021 - 8/1/2021.

Địa điểm: Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền - Hà Nội.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN