Nguyễn Du có phải Danh nhân văn hóa thế giới?
(Sóng Trẻ) - Nguyễn Du là Danh nhân văn hóa thế giới, ai cũng biết điều này. Vậy mà khi đến khu di tích Nguyễn Du (Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) nhiều người đặt câu hỏi hoài nghi... ?
Tất cả các gian trưng bày về gia đình, các kỷ vật của cụ Nguyễn Du, trong khu di tích đều chú thích đầy đủ, rõ ràng.
Cuốn độc bản Truyện Kiều lớn nhất, nặng nhất do nhà thư pháp Nguyệt Đình thực hiện, trên khổ giấy kích thước 1,2mx1,6m, nặng 75kg, được viết bằng chữ quốc ngữ và Truyện Kiều thư pháp dài nhất với 325,4m trưng bày ngay gian trung tâm tạo ấn tượng mạnh cho khách tham quan.
Tuy nhiên, về mặt cơ sở pháp lý để chứng minh Nguyễn Du là danh nhân văn hóa thế giới thì tuyệt nhiên không có. Du khách nước nài thì lúng túng khi tìm hiểu.
Bản dịch tiếng Việt năm 1965 ghi rõ quyết nghị 9 người được Hội đồng hòa bình thế giới (HĐHBTG) công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới trong đó có Nguyễn Du rất đẹp nhưng thiếu tính pháp lý!
Giáo sư, TSKH Vũ Quang Côn, Ủy viên Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước về thăm di tích lần thứ hai bày tỏ: "Lần trước, tôi xem giấy chứng nhận của HĐHBTG cho 9 danh nhân thế giới bằng tiếng nước nài, kích thước giấy chứng nhận nhỏ, đen trắng. Lần này bản đã được dịch ra tiếng Việt mà không nhìn thấy bản cũ nữa. Tôi rất buồn ! Vật mẫu của bảo tàng cũng là ngôn ngữ của nó. Nếu không có bản chính thì có thể thay bằng bản sao nhưng phải gần giống với nguyên bản (bản photocopy)".
Mong các nhà quản lý khu di tích lưu tâm!
Tất cả các gian trưng bày về gia đình, các kỷ vật của cụ Nguyễn Du, trong khu di tích đều chú thích đầy đủ, rõ ràng.
Cuốn độc bản Truyện Kiều lớn nhất, nặng nhất do nhà thư pháp Nguyệt Đình thực hiện, trên khổ giấy kích thước 1,2mx1,6m, nặng 75kg, được viết bằng chữ quốc ngữ và Truyện Kiều thư pháp dài nhất với 325,4m trưng bày ngay gian trung tâm tạo ấn tượng mạnh cho khách tham quan.
Cuốn độc bản Truyện Kiều
Tuy nhiên, về mặt cơ sở pháp lý để chứng minh Nguyễn Du là danh nhân văn hóa thế giới thì tuyệt nhiên không có. Du khách nước nài thì lúng túng khi tìm hiểu.
Bản dịch tiếng Việt năm 1965 ghi rõ quyết nghị 9 người được Hội đồng hòa bình thế giới (HĐHBTG) công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới trong đó có Nguyễn Du rất đẹp nhưng thiếu tính pháp lý!
Phiên bản chứng nhận của HĐHBTG cho 9 danh nhân thế giới bằng tiếng Việt
Giáo sư, TSKH Vũ Quang Côn, Ủy viên Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước về thăm di tích lần thứ hai bày tỏ: "Lần trước, tôi xem giấy chứng nhận của HĐHBTG cho 9 danh nhân thế giới bằng tiếng nước nài, kích thước giấy chứng nhận nhỏ, đen trắng. Lần này bản đã được dịch ra tiếng Việt mà không nhìn thấy bản cũ nữa. Tôi rất buồn ! Vật mẫu của bảo tàng cũng là ngôn ngữ của nó. Nếu không có bản chính thì có thể thay bằng bản sao nhưng phải gần giống với nguyên bản (bản photocopy)".
Mong các nhà quản lý khu di tích lưu tâm!
Vũ Duy Hiển
Lớp Báo chí K31B
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lớp Báo chí K31B
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận