Nhà báo - chủ thể chính trị, văn hóa

(Sóng trẻ)- Muốn hoàn thành được trọng trách của mình, các nhà báo - chủ thể chính trị - văn hoá phải toàn tâm, toàn ý tu đức, rèn tài, không ngừng trau dồi phẩm chất cách mạng, nâng cao nhận thức chính trị và có trình độ tinh thông về nghiệp vụ, hiểu biết về văn hoá…


 1. Quan niệm về nhà báo

Cuộc sống đương đại vận động với tốc độ chóng mặt, từng ngày, từng giờ. Trên mọi ngõ ngách của thế giới đang diễn ra không biết bao nhiêu sự kiện ở mọi lĩnh vực; một cuộc xung đột quốc gia, vùng lãnh thổ, tôn giáo hay tộc người  người… cho đến việc một nghệ sĩ nổi tiếng ăn gì, mặc gì, một chính khách vừa ly dị vợ, hay một phát minh khoa học... đều trở thành những sự kiện được nhiều người quan tâm và tốn biết bao giấy, mực. Với trình độ khoa học công nghệ thông tin như hiện nay, những sự kiện ấy chỉ trong ít phút là cả thế giới có thể đọc được, nhe thấy, nhìn thấy.

Phương tiện thông tin là vậy, nhưng quan trọng hơn là yếu tố con người, ở bất kỳ nơi nào trên trái đất có con người thì khi xảy ra các sự kiện đều được thông tin kịp thời và đầy đủ nhất. Theo quan niệm truyền thống, những người nắm được các sự kiện và thông tin  về những sự kiện đó trên báo chí có thể gọi là nhà báo, hoặc là những thông tin viên, cộng tác viên.

22180ddff_images.jpg

Trong một thế giới mà mỗi giờ có thể diễn ra hàng ngàn sự kiện đáng quan tâm như  ngày nay, thì thử hỏi phải có có bao nhiêunhà báo, thông tin viên, cộng tác viên mới có thể bao quát, kiểm soát được hếtcác sự kiện ? Tất nhiên không bao giờ con người  có thể thông tin cho nhau biết hết  được mọi sự kiện, nhưng trong chừng mực nào đó chúng ta cũng có thể kiểm soát được những sự kiện có hảnh hưởng trực tiếp, tức thời và rộng rãi đến đời sống xã hội. Ngần ấy thôi, nhưng chắc chắn đã vượt rất xa ra nài tầm kiểm soát của những người được gọi là nhà báo, thông tin viên  hay cộng tác viên, nhất là đối với những sự kiện sự việc, hiện tượng  tự nhiên, xã hội diễn ra một cách đột xuât, bất ngờ, không được thông báo hay dự báo trước.

Vậy ai sẽ là người nắm bắt và phản ánh các sự kiện ấy một cách đầy đủ và nhanh chóng nhất? Câu trả lời là tất cả mọi người, những ai quan tâm tới các sự kiện , vấn đề và có khả năng phản ánh sự kiện, vấn đề - một nhà khoa học, một kỹ sư, một công nhân, một thầy giáo, một học sinh, một thương gia hay một thầy tu... nếu quan tâm và biết cách đều có thể làm được việc ấy. Chúng ta còn  nhớ rõ  những hình ảnh rất sinh động và đầy ấn tượng  của sự kiện 11 tháng 9 năm 2001 xảy ra ở Mỹ, hay sự kiện sóng thần ở miền Nam Thái Lan ngày 26 tháng 12 năm 2005    đã được hầu hết các cơ quan truyền thông trên thế giới sử dụng, giúp cho hàng tỷ người trên hành tinh biết đến cũng là do các tay máy quay nghiệp dư cung cấp.

Từ năm 1997 ở nước Mỹ đã xuất hiện khái niệm "báo chí công dân", đó là những  blog, những trang web của các cá nhân lập ra, trước hết để chia sẻ, trao đổi những vấn đề riêng tư, những suy nghĩ, quan điểm, quan niệm, của mình về các vấn đề của xã hội, của cuộc sống. Sau nữa là qua đó họ ghi nhận và phản ánh những sự kiện, sự việc, hiện tượng, vấn đề xảy ra trong đời sống  mà cá nhân họ cũng như xã hội quan tâm. Những thông tin này được các cơ quan truyền thông đại chúng sử dụng không phải là ít, được xã hội chấp nhận và coi đó là một kênh thông tin quan trọng trong hệ thống truyền thông hiện đại.

Ở nước ta trong vài ba năm gần đây các trang web, blog cá nhân cũng xuất hiện rầm rộ gần như đến mức không thể kiểm soát nổi. Nài những vấn đề riêng tư, cá nhân ra các nội dung thông tin trên những trang web, blog  này  không chỉ dừng lại ở ở dạng thông tin phản ánh sự kiện mà còn có những nội dung  thông tin bình luận, bàn bạc, trao đổi, nội dung thông tin phổ biến tri thức, thông tin giải trí.vv..và những nội dung thông tin ấy cũng đã được báo chí khai thác sử dụng ít nhiều. Vậy đến đây câu hỏi đặt ra là chủ nhân của các trang web cá nhân, các blog - tác giả của những thông tin nói trên có phải là nhà báo, được gọi là các nhà báo hay không  hay không ? Khi mà những tác giả này vừa là người thu thập thông tin, thể hiện tác phẩm, biên tâp, trình bầy, vừa là người thực hiện các thao tác kỹ thuật, phát hành sản phẩm của mình. Như vậy, công việc của tác giả thông tin trên những trang web cá nhân, các blog chẳng khác là mấy so với công việc của một nhà báo thực thụ. Trong khi đó thực tế hiện nay cho thấy có không ít người được cấp thẻ nhà báo nhưng thực chất họ chỉ là những MC dẫn các chương trình giải trí trên các phương  tiện truyền thông đại chúng, như chương trình SONE FM, các chương trình Show game truyền hình hoặc các chương trình quảng cáo thương mại thuần tuý. 

Để trả lời một cách xác đáng câu hỏi: Những tác giả của các tác phẩm có tính chất báo chí trên web side cá nhân, các blog có phải nhà báo hay không ? không chỉ căn cứ ở nội dung, tính chất công việc và sản phẩm của họ mà còn phải  xem xét đạo đức và thái độ chính trị của chủ nhân các trang web, blog cá nhân cũng như mục đích, hiệu quả thông tin, của những trang web, blog đó.

Gần đây, tại một Hội thảo quốc tế về khoa học báo chí, do Học viện Báo chí và Tuyên truyền  tổ chức, có ý kiến cho rằng : "nhà báo được hiểu là người tham gia váo quá trình thu thập, xử lý và chuyển tải thông tin cho công chúng xã hội. Trong từ điển tiếng Việt, nhà báo được hiểu một cách ngắn gọn đơn giản là "người chuyên làm nghề viết báo". Định nghĩa như vậy chưa thoả đáng, vì còn nhiều nhà báo không chuyên nghiệp khác nữa. Trong dân gian nhà báo được dùng với cả ý nghĩa cao quý và bình dân, thậm chí là người "mách lẻo", "đa chuyện".

Nhà báo có thể đựơc hiểu là ngươì tham gia một trong các loại hình lao động báo chí của quá trình thu thập, xử lý và chuyển tải thông tin cho công chúng xã hội; đó là lao động tổ chức - quản lý (bao gồm tổ chức quản lý vĩ  mô và vi mô), lao động biên tập, lao động tác giả, lao động kỹ thuật - dịch vụ báo chí truyền thông. Nhà báo là chủ thể hoạt động báo chí, chịu trách nhiệm trước pháp luật và dư luận xã hội, trên cả hai bình diện : Pháp lý và  đạo đức".        

Về phương diện pháp lý, luật báo chí của nước ta quy định "Nhà báo phải là người có quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam, có đủ các tiêu chuẩn chính trị, đạo đức, nghề nghiệp báo chí do nhà nước quy định, đang hoạt động hoặc công tác thường xuyên với một cơ quan báo chí tại Việt Nam và được cấp thẻ nhà báo ".

Qua đây cũng phải nói thêm rằng, Luật báo chí quy định về nhà báo là như vậy, nhưng thực tiễn lịch sử cho thấy, trong suốt quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, có những giai đoạn lịch sử cụ thể, khi thực hiện các nhiệm vụ chính trị chiến lược quan trọng chúng ta đã từng nhiều lần sử dụng,  phát huy có hiệu quả, sức mạnh tổng hợp của toàn dân : "chiến tranh nhân dân", "an ninh nhân dân" , "Quân báo nhân dân", "toàn dân xây dựng đời sống văn hoá mới", trong lĩnh vực tuyên truyền cũng có "Tuyên giáo nhân dân"...Vậy trước nhiệm vụ chính trị như hiện nay cũng như  năng lực và nhu cầu thông tin của xã hội, liệu có khả năng bỏ ngỏ cho một nền báo chí nhân dân (công dân) hay không ?

2. Nhà báo - chủ thể chính trị, văn hoá

Thực tiễn hoạt động báo chí cũng như lý luận chính trị, lý luận văn hoá và báo chí đã chỉ ra rằng : Chính trị - văn hoá - báo chí là một phạm trù tương hỗ giữa ba yếu tố chính trị, văn hoá, báo chí. Văn hoá, báo chí là công cụ của chính trị, giúp cho chính trị thực hiện và hoàn thành tốt những nhiệm vụ trọng yếu của đất nước, phục vụ quyền lợi chính đáng, thiết thực của dân tộc, lợi ích của nhân dân. Ngựơc lại chính trị lại là môi trường để văn hoá, báo chí phát triển, tạo điều kiện cho văn hoá, báo chí phát triển một cách tốt nhất theo định hướng chính trị.         

Từ khi ra đời, báo chí luôn gắn bó với văn hoá, là một thành tố của văn hoá, sản phẩm báo chí là sản phẩm văn hoá tinh thần của nhà báo. Văn hoá chính là thực tiễn cuộc sống sinh động, là nguồn đề tài vô tận cho báo chí khai thác phản ánh. Thông qua báo chí, cuộc sống thực tế ngày lại tiếp thu, bổ sung thêm những tri thức mới, bồi đắp cho những hiểu biết còn là hữu hạn của con người, từ đó có thêm năng lực vật chât, trí tuệ, để rồi lại tiếp tục phát huy khả năng sáng tạo vô hạn của mình, làm ra những sản phẩm văn hoá vật chất, tinh thần ngày một hoàn thiện và hoàn mỹ hơn, thoả mãn nhu cầu xã hội. Báo chí như tấm gương phản chiếu văn hoá, qua đó văn hoá biết phải làm gì để bổ sung, chỉnh sửa chính mình.

Chúng ta đều đã từng  biết, câu chuyện UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã quyết định cho một đơn vị vào đầu tư cơ sở vật chất, phát triển du lịch tại đồi Vọng Cảnh, thành phố Huế là một di tích lịch sử văn hoá qốc gia; lợi bất cập hại, báo chí đã phát hiện và lên tiếng phản đối quyết liệt quyết định nói trên của  UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế. Trước sức ép dữ dội của ngành văn hoá và dư luận xã hội, cuối cùng  buộc UBND  tỉnh Thừa Thiên - Huế phải điều chỉnh quyết định của mình. Di tích lịch sử  lịch sử văn hoá qốc gia - đồi Vọng Cảnh đã được bảo nguyên nhờ công đầu của báo chí. Hay như những sự kiện văn hoá, thể thao, du lịch đang diễn ra thường xuyên trên đất nước ta được dư luận trong và nài nước biết đến - biết về một Việt Nam thân thiện và đổi mới, cũng chính là nhờ rất nhiều vào việc tuyên truyền quảng bá trên báo chí...

Ngược lại, từ khởi thuỷ ta đã thấy bản chất của báo chí là văn hoá, mục tiêu của báo chí là văn hoá, hoạt động báo chí cũng là hoạt động văn hoá và thành tựu báo chí cũng là thành tựu văn hoá. Văn hoá là khởi nguồn sáng tạo của báo chí. Lao động sáng tạo của chủ thể báo chí cũng chính là lao động sáng tạo văn  văn hoá.

Ngay từ, lúc khởi sinh, những người đặt viên gạch đầu tiên cho nền báo chí nước nhà chính là những nhà văn hoá, nhà khoa bảng . Người mở đầu cho báo chí tiếng Việt với tư cách là chủ bút (1865), rồi Chánh tổng tài (1869) của tờ Gia Định báo là Trương Vĩnh Ký - người am hiểu và sử dụng thành thạo 16 ngôn ngữ phương Tây, 15 ngôn ngữ phương Đông, chưa đầy bốn mươi tuổi đã được bầu làm mười tám "toàn cầu bác học danh gia" đương thời. Huỳnh Tịnh Của, chủ bút Gia Định báo (1869) cũng là nhà văn hoá từ điển đầu tiên ở nước ta, ông là tác giả của bộ từ điển tiếng Việt Đại Nam quốc âm tự . Cùng thời và tiếp theo sau hai nhà báo - nhà văn hoá nổi tiếng kể trên còn có rất nhiều nhà báo là những nhà văn hoá nổi tiếng khác khác nữa.

Đến năm 1925, nền báo chí cách mạng Việt nam ra đời cũng do vị anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới - Hồ Chí Minh sáng lập. Trong những chặng đường tiếp theo của cách mạng, hầu hết các lãnh tụ chính trị đều là những nhà văn hoá nhà báo nổi tiếng, như Trường Chinh, Xân Thuỷ, Phạm Văn Đồng, NVL...Nhìn rộng ra trên thế giới cũng không ít  nhà báo, là các lãnh tụ nổi tiếng, nhà văn hoá lớn, như Max, Ăng ghen, Lê- Nin...  

Như vậy, báo chí - văn hoá, văn hoá - báo chí là hai trong một, trong văn hoá có báo chí, trong báo chí có văn  hoá. Trong suốt chặng đường đi  của mình, văn hoá, báo chí luôn ở trong nhau, bên nhau và cùng song hành, thúc đẩy nhau phát triển.

Mặt khác, như đã nêu trên, báo chí - văn hóa luôn gắn liền với chính trị, thể hiện tư tưởng chỉ đạo của giai cấp thống trị xã hội, văn hóa - báo chí  phục vụ chính trị , văn hóa - báo chí thể hiện sự tồn tại của xã hội và rõ ràng không có loại văn hóa - báo chí chung chung, không có loại văn hóa - báo chí phi chính trị. Văn hóa - báo chí phục vụ chính trị chính là vì lý tưởng đấu tranh cho sự sinh tồn mà trong đó mọi con người đều được quyền hưởng thụ cuộc sống hạnh phúc.

Với mối quan hệ mật thiết, hữu cơ, biện chứng của chính trị - báo chí - văn hoá, rõ ràng các sản phẩm báo chí - văn hoá phải là những sản phẩm mang tính chính trị, muốn vậy, nhà báo - chủ thể sáng tạo văn hoá phải là nhà chính trị, "người chính trị", nhà văn hoá, "người văn hoá". Hiện nay trên thực tế hoạt động báo chí nước ta có nhiều nhà chính trị làm báo, rất nhiều người làm báo là nhà chính trị,  nhà văn hoá. 

Ngày nay, nhân loại đang đi vào những năm đầu của thế kỷ 21, với những thách thức, lo âu và những kỳ vọng, dù là quốc gia phát triển hay đang phát triển, văn hóa trong đó có cả thành tố báo chí luôn  là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế – xã hội.

Sự nghiệp đổi mới của đất nước ta do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã trải qua hơn 20 năm và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học, giáo dục phát triển tốt và đúng định hướng; an ninh quốc phòng được đảm bảo, nền độc lập tự chủ được giữ vững. Đóng góp vào những thành tựu to lớn đó phải kể đến công lao không nhỏ của báo chí.

Thời gian qua báo chí luôn xung kích đi đầu trên mặt trận tư  tưởng - văn hoá của Đảng; nhanh chóng thông tin đầy đủ, chính xác đường lỗi, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước tới nhân dân, đồng thời kịp thời phản ánh những bất cập trong đời sống xã hội. Với tư cách là một chủ thể văn hoá, báo chí còn tích cực trong phòng chống tham nhũng, tệ nạn xã hội, phổ biến kiến thức, lý luận và kinh nghiệm thực tiễn tới đông đảo nhân dân, tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh; chống lại những âm mưu đen tối của các thế lực thù địch đang  muốn truyền bá  những tư tưởng phản động, phản nhân văn, phản những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, gây mất lòng tin, chia rẽ đại đoàn kết dân tộc, làm mất ổn định chính trị xã hội, kìm hãm sự phát triển của đất nước.   

Mặc dù đã có những đóng góp to lớn vào thành tựu đã đạt được của đất nước như vậy, nhưng trên chăng đường dài phấn đấu cho dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, đi lên chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ của báo chí còn đang rất nặng nề và nhiều thử thách. Yêu cầu của mục tiêu, nhiệm vụ chính trị ấy, một phần đặt lên vai các nhà báo.

Muốn hoàn thành được trọng trách của mình, đòi hỏi các nhà báo - chủ thể chính trị - văn hoá không gì khác phải toàn tâm, toàn ý tu đức, rèn tài, không ngừng trau dồi phẩm chất cách mạng, nâng cao nhận thức chính trị và có trình độ tinh thông về nghiệp vụ, hiểu biết về văn hoá, để thực sự trở thành trụ cột của nhân dân trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa. Điều này cũng giải thích tại sao  luật báo chí của nước ta chỉ quy định chỉ có những người  "có đủ các tiêu chuẩn chính trị, đạo đức, nghề nghiệp báo chí do nhà nước quy định" thì mới gọi là nhà báo, còn, chủ nhân - tác giả của những trang web hay blog cá nhân không thể gọi là Nhà báo vì trong họ chưa hội tụ đủ phẩm chất của một chủ thể chính trị - văn hoá, hoặc chưa có gì kiểm chứng những phẩm chất ấy của họ.

Kết luận

Với những điều kiện kinh, tế chính trị, khoa học kỹ thuật , nhu cầu thông tin và năng lực thông tin như hiện nay báo chí ngày càng trở lên quan trọng đối với xã hội và là một hiện tượng xã hội không hề đơn giản. Để nhận diện được đầy đủ bản chất của báo chí chúng ta phải, tìm hiểu nó ở nhiều khía cạnh khác nhau, tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, trên nhiều quan điểm khác nhau.

Trên quan điểm, phương pháp luận Mác xít, tiếp cận với báo chí từ khía cạnh chủ thể sáng tạo, những ý kiến trao đổi ngắn ngủi trên đã ít nhiều giúp cho ta có quan niệm đúng đắn hơn về nhà báo và những hoạt động có vẻ như  báo chí của rất nhiều người trong xã hội hiện nay. Để từ đó nâng cao, nhận thức về vai trò, nhiệm vụ, của nhà báo trong toàn bộ hệ thống cũng như trong thiết chế báo chí - văn hoá. Đồng thời chỉ ra những yêu cầu về năng lực phẩm chất chính trị của nhà báo hoạt động trong môi trường chính trị -văn hoá Việt Nam, cũng như những giải pháp nâng cao năng lực, phẩm chất của nhà báo Trước yêu cầu nhiệm vụ của đất nước.

Mặc dù bài viết đã cố gắng khái quát, tìm hiểu một cách khách quan kỹ lưỡng, nhưng không tránh khỏi còn có những điểm bất cập, chưa toàn diện, chưa thấu đáo rất mong có dịp được trao đổi thêm để làm sáng tỏ hơn vấn đề này./.    

 

Tài liệu tham khảo

[1]  PGS, TS.Nguyễn Văn Dững , Học viện Báo chí và Tuyên  truyền, Tính chuyên nghiệp của nhà báo, Bản tham luận tại hội thảo khoa học quốc tế "Nâng cao chất lượng đào tạo báo chí", Tổ chức tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ngày 17, 18/6/2008)

2 Luật báo chí được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28 tháng 12 năm 19989.

Ths.Trần Phương 

Khoa Tuyên truyền - HV Báo chí và Tuyên truyền


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN