“Những gì chưa dạy ở trường báo chí” - Sức hút từ những điều mới mẻ.
(Sóng Trẻ) - Cuốn sách “Những gì chưa dạy ở trường báo chí” được chắp bút bởi nhà báo Trần Công Khanh - nguyên Thư ký tòa soạn báo Sài Gòn Tiếp Thị. Đây là cuốn sách dành cho những người đang tìm kiếm những chìa khóa đầu tiên cần thiết cho công việc tác nghiệp báo chí.
Cuốn sách Những gì chưa dạy ở trường báo chí
(Nguồn Internet)
Cuốn sách được biên soạn dưới góc độ của một nhà báo từng nhiều năm duyên nợ với nghề. 14 chương sách là 14 gạch đầu dòng để độc giả đọc, chiêm nghiệm và tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Học báo có làm được nghề?”
Với hơn 400 trang, cuốn sách đã đề cập đến những vấn đề then chốt, các kỹ thuật, kỹ năng cần thiết trong nghề viết báo như: những nguyên tắc cơ bản để viết báo, cách trình bày bài viết, cung cấp thông tin về các thể loại báo chí, giúp bạn đọc hiểu thế nào là phóng sự - tin mềm, phóng sự thị trường, cách thức phỏng vấn chân dung, bình luận trên báo chí.
Nài những yếu tố nêu trên tác giả còn cập nhật xu hướng mới của báo chí như sử dụng ảnh báo chí - Medium trực quan, đồ họa thông tin (Inforgraphics), các yếu tố nhân cảm, lồng ghép vào đó là những phương pháp giúp tư duy và phát hiện đề tài, những lưu ý về thiết bị của phóng viên, cách thức trình bày bản thảo và cuối cùng là chỉ dẫn về các ký hiệu đính bon.
Sự sắp xếp, trình bày nội dung khoa học, hấp dẫn; sử dụng các dẫn chứng sinh động từ nhiều nguồn khác nhau đảm bảo độ chính xác và thuyết phục độc giả; ngôn từ chuẩn chỉ, ngắn gọn, dễ tiếp thu; sự so sánh đối chiếu phản biện linh hoạt. Ở đầu mỗi chương sách, tác giả luôn chỉ rõ nội dung chính được đề cập đến trong từng chương giúp độc giả nắm bắt được vấn đề nhanh hơn.
Xuất phát điểm là một nhà báo nên từng câu từng chữ trong cuốn sách đều được tác giả dùng cả cuộc đời và sự nghiệp của mình để kiểm chứng. “Những gì chưa dạy ở trường báo chí” không chỉ là một tài liệu hướng dẫn làm báo cho những người mới bước chân vào nghề học hỏi, trau dồi kỹ năng mà còn là tư liệu quan trọng cho những nhà báo đã lành nghề soi chiếu, tự hoàn thiện bản thân.
Giám đốc PR công ty Công ty truyền thông Le Bros Nguyễn Đình Thành đã từng nhận xét: “Mười bốn chương sách là mười bốn gạch đầu dòng không thể bỏ qua về tư duy và kỹ năng sản xuất nội dung, trau chuốt hình thức, chuẩn bị đồ nghề tác nghiệp và sự nghiêm cần của nghề báo. Kết hợp những nguyên tắc cơ bản của báo chí phương Tây (cụ thể là Pháp và Mỹ) với thực tế hành nghề tại Việt Nam, cuốn sách thực sự là cuốn cảm nang với những người làm nghề dù bạn đọc có thể là sinh viên một trường báo, một nhà báo đang hành nghề hay một nhân viên PR marketing, một copywriter chuyên nghiệp”.
Nghề báo là một nghề cần sự mới mẻ đó là lý do nhà báo không thể đóng khung hiểu biết của bản thân mà cần sự nỗ lực trau dồi, hoàn thiện chính mình. Một nhà báo chuyên nghiệp là một người biết tìm tòi những gì mới mẻ chưa dạy ở trường báo chí.
Trần Ngà
Cùng chuyên mục
Bình luận