Sẵn sàng cho một kì kiến tập nghiệp vụ Truyền hình

(Sóng trẻ) - Bạn đang là sinh viên năm 3? Bạn sắp có một kì kiến tập nghiệp vụ truyền hình? Bạn lo lắng không biết phải chuẩn bị những gì cho kì kiến tập đó? Hãy cùng Sóng trẻ điểm qua một vài lưu ý nhỏ nhưng rất hữu ích sau đây nhé. 

1. Tìm hiểu sơ lược về cơ quan bạn đăng kí

1aec6c1c6_anh1.jpg
Trang báo điện tử của Đài truyền hình Việt Nam VTV

Dù ở bất kì một lĩnh vực nào đi nữa thì việc tìm hiểu về việc mình sắp tham gia là không bao giờ thừa cả. Một cách nói vui thì “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”.  Trước khi về kiến tập khoảng 2 tuần, bạn hãy tìm và theo dõi trang Web của cơ quan đó; xem cách họ viết bài, làm tin, làm phóng sự như thế nào; có những phóng viên, biên tập nào thường xuyên xuất hiện; có những chương trình, chuyên mục nào; thậm chí bạn cũng có thể tìm hiểu về người lãnh đạo;… Điều này sẽ khiến bạn chủ động hơn trong công việc sau này, đồng thời tạo được cảm tình tốt với các anh chị đồng nghiệp và dễ dàng nhận được sự giúp đỡ, chia sẻ hơn.

2. Chuẩn bị một vài bộ trang phục công sở

1aec6c1c6_anh2.jpg
Áo sơ mi, quần tây gọn gàng và năng động

Đừng xem nhẹ hình thức, đừng nghĩ rằng bạn chỉ cần vững vàng về chuyên môn là đủ. Môi trường học tập và môi trường kiến tập là hoàn toàn khác nhau. Hãy tạm xa rời những bộ cánh rộng thùng thình, quần jean rách cá tính hay những chiếc váy bồng xòe đáng yêu. Thay vào đó, những trang phục đơn giản, thoải mái, lịch sự như quần jean, quần âu, áo sơ mi, váy công sở sẽ giúp bạn trở thành những phóng viên thật năng động và ưa nhìn. Khi tác nghiệp, các bạn có thể chọn những trang phục thoải mái hơn, nhưng hãy vẫn đảm bảo tính lịch sự nhé.

3. Xin vỏ bản tin hoặc format các chuyên mục, chương trình

1aec6c1c6_anh3.jpg
Nghiên cứu kĩ càng giúp bạn dễ dàng làm việc hơn

Khi đã về cơ quan kiến tập, các bạn hãy luôn thể hiện mình là một người năng động. Và một trong những việc phải làm là hãy xin những kịch bản của những chương trình đã phát. Bạn sẽ định hướng được rằng mình nên đề cập đến những đề tài nào, tránh đề tài nào, nên làm tác phẩm bao nhiêu phút, nên tìm sự giúp đỡ của đồng nghiệp nào với từng thể loại,…
Đây cũng là cách bạn phát hiện ra đề tài cho mình. Từ những thông tin đã có, hãy cố gắng liên hệ chúng với cuộc sống người dân – đề tài đặc biệt thiếu đối với các đài truyền hình địa phương. Mạnh dạn trình bày ý tưởng với ban biên tập, và biết đâu bạn sẽ có một tác phẩm đáng nói ngay trong kì kiến tập này.

4. Tự tin thể hiện khả năng bản thân

1aec6c1c6_anh4.jpg
Tự tin làm những gì mình biết

Bạn cần biết mình có khả năng gì và hãy cho mọi người biết bạn là người có năng lực. Ví dụ như mạnh dạn đề xuất đề tài, tự dựng hoặc cùng dựng bài nếu bạn dựng tốt, xin được đọc lời bình nếu bạn đọc hay, … Đó là cách mà bạn vừa thể hiện được chuyên môn, lại vừa không bị sai vặt. Tât nhiên, mọi thứ hãy dừng lại ở mức nhất định, đưng cố chấp bảo về đề tài hay tranh làm mọi thứ trong khi bạn không biết làm.  

5. Thích ứng với những “thói quen” đã có trong cơ quan

Lại một lần nữa phải nhắc các bạn rằng môi trường học tập và môi trường kiến tập là hai môi trường hoàn toàn khác nhau. Bạn phải ý thức rằng bạn luôn là câp dưới, luôn phải tôn trọng và làm theo những gì đã có, mặc dù bạn biết rõ mồn một đó là điều nhàm chán đi chăng nữa. Đừng nên khăng khăng làm việc theo kiểu “ở trường cô em dạy như thế” bạn nhé. Hãy làm thật tốt lưu ý 3 và chịu khó học hỏi, bạn sẽ nhanh chóng bắt nhịp được với công việc của mình. Tất nhiên, đột phá là điều không thể thiếu nếu bạn muốn thàng công, song không phải lúc này.

6. Hãy kết thận với một, hai người trong cơ quan

1aec6c1c6_anh5.jpg
Một người bạn thân giúp công việc trở nên dễ dàng

Nếu bạn đã có mối quan hệ từ trước, đó là điều tuyệt vời. Song nếu bạn mới chân ướt chân ráo bước vào thì hãy nhanh chóng làm quen với một vài người trong cơ quan. Cũng không quá khó khăn để bắt quen: hãy xin được đi làm việc cùng họ, hỏi chuyện họ nhiều nhất (tất nhiên là hỏi về nghiệp vụ, đừng tò mò quá nhiều về gia đình bây giờ nhé), hay thi thoảng mời họ một cốc nước trong lúc làm việc chẳng hạn, … và bạn cũng phải thể hiện thái độ tích cực của mình trước mặt mọi người nữa.

Một người thân thiết là vô cùng có lợi trong môi trường mới. Thông qua đó, bạn sẽ biết thêm được nhiều thông tin về cơ quan, dễ dàng hòa nhập cùng đồng nghiệp và tự tin thể hiện mình hơn. Mọi cố gắng của bạn đều đạt được thành công tốt đẹp nếu hợp hoàn cảnh và trình độ. Tự tin bạn nhé!

Nguyễn Thị Hải Yến A
Truyền hình K32.A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN