Nhà khoa học Trung Quốc ngồi tù vì chỉnh sửa gen người

(Sóng trẻ) – Nhà khoa học người Trung Quốc tên He Jiankui cho biết mình đã tạo ra những đứa trẻ được chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới. Tòa án thành phố Nam Sa, Quảng Đông, tuyên án nhà khoa học 3 năm tù và nộp phạt 3 triệu nhân dân tệ (tương đương 430.000 USD).

Ông He bị kết án đối với các hành vi vi phạm pháp luật và lệnh cấm của Chính phủ về việc thực hiện các thí nghiệm cá nhân trên phôi người. Việc chỉnh sửa gen người được thực hiện nhằm giúp các em bé được sinh ra có khả năng chống lại virus HIV. Sau tuyên bố về việc chỉnh sửa gen người, ông Khuê liên tục vấp phải những chỉ trích trên toàn cầu.

Theo lời khai của ông, hai đứa trẻ sinh đôi được chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới ra đời vào tháng 11 năm 2018. Hãng tin Tân Hoa Xã cũng cho biết thêm về việc xuất hiện đứa trẻ thứ ba được sinh ra cùng thời điểm và chưa được công bố trước đó. Chính quyền tỉnh Quang Đông xác nhận họ đang tiến hành theo dõi tình trạng của những đứa trẻ được chỉnh sửa gen.

b1212cda8_1339759_2651128055005881_5801124838223380480_n.jpg

Ông He Jiankui tại phiên tòa xét xử 

Ông He bị tòa tuyên án 3 năm tù và nộp phạt 3 triệu nhân dân tệ (tương đương 430.000 USD). Hai đồng phạm là Zhang Renli và Qin Jinzhou cũng bị tuyên án với mức án giảm nhẹ hơn vì cùng hợp tác tiến hành thí nghiệm chỉnh sửa gen người.

Ông He đã từng công bố sự ra đời của một cặp song sinh được chỉnh sửa gen tên là Luna và Nana vào tháng 11 năm 2018. Trong một video của mình, ông He cho biết: “Thí nghiệm mà tôi đang làm có thể sẽ gây tranh cãi và tôi sẵn sàng đón nhận những chỉ trích”. 

Thí nghiệm chỉnh sửa gen người dẫn đến những phản ứng dữ dỗi từ phía cộng đồng các nhà khoa học Trung Quốc và trên thế giới. Giới chức Trung Quốc khẳng định cảnh sát đang tiến hành điều tra công việc thí nghiệm mà ông He đang thực hiện, đồng thời ra lệnh buộc ông phải lập tức dừng nghiên cứu chỉnh sửa gen người ngay lập tức. 

Sau tuyên bố của mình, ông He đã bị sa thải khỏi trường đại học Khoa học và Công nghệ Thâm Quyến – nơi ông đang đảm nhận vị trí phó giáo sư. Bên cạnh đó, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cũng đưa ra sự phản đối quyết liệt về thí nghiệm chỉnh sửa gen người của ông He. “Hiện tại, việc chỉnh sửa gen trong phôi người có liên quan đến nhiều vấn đề kỹ thuật chưa được giải quyết. Điều đó có thể dẫn đến những rủi ro không thể lường trước được nên rất khó nhận được sự chấp nhận của cộng đồng các nhà khoa học quốc tế”.

Thí nghiệm được tiến hành dựa trên mục tiêu tạo ra một loại gen hoàn toàn mới có tên gọi là CCR5. Theo ông He, CCR5 là loại gen đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch ở người nhưng cũng là nguyên nhân khiến virus HIV tác động vào các tế bào. Vì vậy, thí nghiệm chỉnh sửa gen thực chất là tạo sự biến đổi gen CCR5 và tạo đề kháng với HIV.

Để tiến hành thí nghiệm, ông He đã chọn một cặp vợ chồng “dị tính” mong muốn có con để tham gia vào nghiên cứu. Việc chỉnh sửa gen được thực hiện tại một phòng khám thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và sử dụng công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR-Cas9 để biến đổi gen CCR5.

Những đứa trẻ được chỉnh sửa gen không có những biểu hiện rõ ràng nhưng tác động và di truyền có thể ảnh hưởng đến nhiều thế hệ. Thực hiện thí nghiệm chỉnh sửa gen có thể dẫn đến những hậu quả không thể lường trước, thậm chí tạo ra sự thay đổi chưa từng có trong xã hội loài người. 

Mặc dù gen được lựa chọn là hoàn toàn chính xác nhưng vẫn chưa có bằng chứng xác thực nào cho thấy việc chỉnh sửa gen có thể tạo ra những đột phá chống lại virus HIV. 

Giáo sư Robin Lovell-Badge, Vương quốc Anh cho biết: “Họ không thể biết chính xác những tác động từ thí nghiệm chỉnh sửa gen. Chưa bao giờ có một nghiên cứu nào chứng minh có thể kháng lại HIV thông qua biến đổi gen. Hơn nữa, kỹ thuật mà ông He sử dụng chưa thực sự an toàn và hiệu quả. Không ai có thể biết chắc được ba đứa trẻ được chỉnh sửa gen có thực sự khỏe mạnh và có sức đề kháng vượt trội hơn những đứa trẻ khác”.

Phương Anh (Theo BBC News)


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN