Nhà văn An Hạ và hành trình chữa lành tổn thương
(Sóng trẻ)- Nhà văn An Hạ là tác giả của những cuốn tiểu thuyết viết về chuyện tình cảm con người, cuộc sống theo hướng mới lạ với nhiều cung bậc cảm xúc. Các triết lý của Phật giáo, góc nhìn được tác giả khắc họa trong trong toàn bộ tác phẩm.
Vào 14h30 ngày 5/12, tại số 15 Hòa Mã, Hà Nội đã diễn ra Lễ ra mắt tiểu thuyết “Rơi trong chơi vơi” của nhà văn An Hạ và talkshow với chủ đề “Hành trình tự chữa lành tổn thương” được tổ chức bởi công ty sách Alphabooks. Buổi ra mắt sách diễn ra với cuộc trò chuyện của hai diễn giả, nhà văn An Hạ, nhà phê bình văn chương Văn Chinh, nhà văn Di Li cùng đông đảo độc giả yêu văn thơ.
Hai nữ diễn giả, nhà văn Di Li và nhà văn An Lạc
Một nhà văn đa tài
Nhà văn An Hạ tên thật là Nguyễn Thị Thu Hà, sinh năm 1985. Hiện chị đang sống và làm việc tại Hà Nội trong vai trò giáo viên bộ môn Ngữ văn trường THCS Tây Sơn. Bút danh An Hạ xuất phát từ chính tên cô con gái bé bỏng. Trong sự nghiệp của mình, nhà văn An Hạ đã xuất bản các tập sách “Những người tình cô đơn kỳ lạ của tôi” năm 2012. Đây là cuốn tiểu thuyết chất chứa những suy tư khá sâu sắc của một cây bút mới 27 tuổi; “Môi - Một người đàn bà” (2014).
An Hạ còn được biết đến là một nhà chiêm tinh học giỏi, nhà văn Di Li chia sẻ: “An Hạ là một con người nhiều tài, có những tài của cô chưa từng được viết trên báo chí. Cô được mệnh danh là một nữ phù thủy trên thơm thiên văn, dưới tường địa lý. Cô còn nghiên cứu tâm linh rất là giỏi”. Nhà văn An Hạ còn là một người đam mê nghiên cứu về Phật giáo. Cuốn tiểu thuyết “Rơi trong chơi vơi” được tác giả đưa yếu tố tâm linh để nói về sự sống và cái chết.
Hành trình tự chữa lành tổn thương
Tác giả An Hạ chia sẻ về lý do viết cuốn sách này là do tổn thương là một điều mà ai cũng đã từng trải qua, tuy nhiên, mỗi người sẽ gặp nó ở một mức độ khác nhau trong cuộc sống hiện nay. Với nhịp sống quá nhanh, với nhiều những áp lực, chúng ta chạy theo những yêu cầu bên nài nhiều hơn, dẫn đến việc những yếu tố bên trong tâm hồn thường bị bỏ quên. Chứng kiến tổn thương của chính mình, của những người trẻ vẫn có thể sập xuống vì những tổn thương đó, đó là lý do đầu tiên khiến cô viết nên cuốn tiểu thuyết này.
Tại buổi talkshow, tác giả muốn truyền tải đến mọi người rằng bất cứ ai cũng có một sợi dây thừng quấn ở cổ, tuy nhiên ta có biết cách chia sẻ, thay đổi suy nghĩ tích cực thì ắt sợi dây thừng đó sẽ không còn trói buộc ta nữa”.
An Hạ tiểu thuyết - “Rơi trong chơi vơi” ra mắt bạn đọc
“Rơi trong chơi vơi” là câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa hai con người đã từng gặp phải những tổn thương tinh thần trong quá khứ và muốn tìm đến cái chết. Hai con người, hai mảnh đời như bị bỏ quên nài vùng chiếu cố của yêu thương, tự vật lộn chống chọi với ¼ chặng đầu của đường đời. Hoặc do xã hội hoặc do chính những ưu tư, chấp niệm quẩn quanh ở họ... khiến lẽ sống rời bỏ học lúc nào không hay. Họ hoàn toàn không biết là, gì cho cuộc đời mình trước mắt. Rồi cứ thế buông, cứ thế rơi, cứ thế thả trôi chính mình vào vô định.
Cuốn tiểu thuyết “Rơi trong chơi vơi” của nhà văn An Hạ
“Rơi trong chơi vơi” có thể nói là cuốn sách tiếp cận đề tài con người, cuộc sống theo hướng mới lạ. Trải nghiệm cận tử được tái hiện qua góc nhìn văn chương mang tới cảm giác sâu lắng, trầm tư chứ không hề u ám hay ma mị. Góc khuất nhất của mỗi cuộc đời được trải ra nhẹ nhàng qua giọng văn gần gũi nhất với tâm can, khiến người đọc đâu đó thấy được chính mình trong từng nhân vật. Các triết lý của Đạo Phật, góc nhìn, giác ngộ của tác giả cũng được lồng ghép khéo léo xuyên suốt mạch truyện giữa hai nhân vật.
Khách mời, độc giả chăm chú nghe nhà văn An Hạ chia sẻ
Bước qua “rơi trong chơi vơi”, người đọc sẽ không ngừng được những băn khoăn bắt đầu dấy lên về cuộc đời của riêng mình, nhìn lại ý nghĩa cuộc sống của mình một cách nghiêm túc, nghiêm túc với chính tương lai phía trước, với chính mình của hiện tại. “Rơi trong chơi vơi” giống như một dấu lặng đột ngột giữa bản giao hưởng cuộc sống vốn dồn dập, bộn bề, để người đọc được vô tình lắng lại, thả mình vào một cuộc hành trình qua đêm tối, tìm lại bản ngã và vẻ đẹp vốn hiện hữu xung quanh một cách đầy chân thực...
Mọi người tập trung theo dõi tác phẩm
Nhà phê bình Văn Chinh cho rằng cuốn tiểu thuyết là “Một câu chuyện mở ra đen tối nhưng khéo lại thì tràn đầy ánh sáng. Ở cuối câu chuyện, nhân vật chính đã trở về Hà Nội, tiếp tục lòng ham sống, dẫu rằng cái sống ấy chỉ để tôn thờ một tình yêu đã chết, một tình yêu đã chết nhưng lung linh rực rỡ. Rơi trong chơi vơi đã có một thông điệp lạ lùng về tình yêu cuộc sống, về ý nghĩa cuộc sống. Sống, đôi khi chỉ để ton thờ một tình yêu đã chết, miễn rằng tình yêu ấy là có thực và trở nên một vẻ đẹp”. Ông cũng chia sẻ thêm, với lối cách tân thi pháp về tiểu thuyết của An Hạ sẽ là giá trị đóng góp cho mô tuýp của văn học Việt Nam hiện đại.
Nhà phê bình Văn Chinh nhận xét về cuốn tiểu thuyết
Nhà văn Di Li thì bình luận: “Một câu chuyện ám ảnh về nỗi cô đơn khốn cùng của con người. Hai nhân vật không tên, dường như đã chết ngay cả khi đang sống, họ đồng hành cùng nhau trên một con đường vô hình dẫn tới cái chết. Khi nỗi cô đơn gặp nhau, chúng có thể trở thành hai đường thẳng song song. Rơi trong chơi vơi có thể là sáng tạo đầy cảm xúc trong một sat na bất thần của tác giả, nhưng dư âm của một kiếp người vẫn chơi vơi mãi trong người đọc ngay cả khi đã gập lại trang cuối cùng”.
Nhà văn An Hạ chụp ảnh lưu niệm cùng các nhà phê bình, nhà văn nổi tiếng
Bài, inforgraphic: Huyền Chi
Cùng chuyên mục
Bình luận