Nhọc nhằn mười năm tha hương nơi xứ người

(Sóng trẻ) - Chiếc xe đạp cũ kĩ theo guồng quay của đôi bàn chân đã theo cô Nguyễn Thị Năm (Khoái Châu - Hưng Yên) đi mỗi ngày 10 tiếng đồng hồ chỉ để giao và bán báo dạo. Công việc ấy hàng ngày vẫn được cô thực hiện đều đặn kể cả trời mưa hay nắng


Tha hương để kiếm kế sinh nhai

Lên Hà Nội từ năm 2005, đến nay đã được 10 năm cô Năm gắn với nghề để sinh tồn. Mưa có, nắng có, người phụ nữ ấy vẫn miệt mài trên chiếc xe đạp để đi giao báo. Hầu hết các khách hàng của cô đều là những hộ gia đình hoặc các ông bà cao tuổi đã đặt báo tháng. Len lỏi hết các ngõ ngách tại Hà Nội từ Đường Bưởi tới Hoàng Hoa Thám, Hoàng Quốc Việt, Ba Đình,... Trung bình một ngày cô Năm phải ngồi 10 tiếng trên xe, tất bật với công việc của mình.


Gắn bó với nghề bán báo dạo đã rất lâu, khách hàng của cô hầu hết đều rất thân thiện và coi cô như một người thân, bởi lẽ hàng ngày, hàng tuần họ đều ngóng chờ tin tức từ cô. Thế nhưng trong cảnh ngộ xa quê hương, gia đình lên nơi đất khách quê người để kiếm sống cô Năm không tránh khỏi những giây phút chạnh lòng và nỗi nhớ quê nhà. 

Gặp cô vào một buổi trưa dưới thời tiết nóng bức, oi ả mới thấu hiểu được hết nỗi vất vả, cơ cực in hằn lên gò má, đôi mắt... Cô chia sẻ: Hàng ngày cô đi từ 6h sáng, chả kịp ăn sáng mà đã đi lấy báo luôn để giao cho kịp giờ của khách, đến giữa trưa thì mang đồ ăn sáng ra ăn vội ăn vàng rồi lại đi. Một tuần đi đủ cả 30 ngày và mỗi ngày đi bán báo khoảng 10 tiếng, có hôm hết mới được về. Công việc này thì không thu nhập được nhiều nhưng nếu về quê thì chỉ có hai vụ lúa, nuôi con lợn con bò. Xe báo của cô còn bán thêm keo dính chuột và tăm bông để kiếm thêm thu nhập.

90e1f822a_hinh_nh_1..jpg
Cô Nguyễn Thị Năm vẫn lạc quan sống, mỉm cười trước những gian khổ

Niềm mơ ước nhỏ nhoi

Khi mạng xã hội đã trở nên rộng rãi và phổ biến, chỉ cần một chiếc điện thoại thôi là đã thu nhận về rất nhiều thông tin từ các trang báo mạng. Vì thế càng ngày khách mua báo càng khan hiếm, đẩy cuộc sống của cô rơi vào tình cảnh khó khăn hơn trước. Các con đương đi mãi rồi lại trở thành quen thuộc, các vị khách mua báo giúp đỡ cô với một lòng thương vời vợi cho người phụ nữ lam lũ này. 

Khi được hỏi về ước mơ trong cuộc sống, cô Năm chia sẻ: "Tôi chỉ mong muốn một điều đó là được về với gia đình, con cái để trông nom nhà cửa, vườn tược, vì tuổi đã cao rồi..." Thế nhưng, theo cô Năm, vì đồng tiền bát gạo mà tới bây giờ cô cũng chưa dám bỏ nghề. Bởi, nếu bỏ nghề bây giờ thì cô cũng không biết làm gì để kiếm sống, mưu sinh được. 

Một ngày buôn bán của cô, nếu như trời mát mẻ khách mát tính thì số báo kia sẽ được bán hết trong ngày một cách nhanh chóng, chỉ cầu cho đường đi không bị ách tắc, trời nhủ lòng thương để cho bước chân của người phụ nữ ấy được nghỉ ngơi sau những giờ đồng hồ vất vả nài đường. Mỗi ngày vất vả như thế trôi qua, thu nhập của cô lại ít ỏi, chỉ vài chục ngàn đồng.

Trong khi nhà nhà quây quần đầm ấm bên nhau, thì những người bán báo dạo như cô Năm lại trở về căn trọ với số tiền ít ỏi trong tay với nỗi nhớ nhung quê nhà da diết. Cái oi ả của những ngày nắng, bão táp những ngày giông mà cô trải qua suốt chục năm nay chắc không thấm tháp gì với nỗi buồn tha hương nơi đất khách và mơ ước được một ngày về với quê hương, về với gia đình...

Nguyễn Tình Thương
Truyền hình K32A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN